Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại khóa họp 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, khẳng định: Việt Nam hợp tác cùng các nước chiến thắng đại dịch COVID-19 và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, gặp gỡ Hiệp hội, lãnh đạo tập đoàn lớn của Hoa Kỳ để xúc tiến thương mại, đầu tư; gặp thân mật kiều bào ở Mỹ.- Các địa phương cần phải rút kinh nghiệm khi để xảy ra tình trạng người dân đổ ra đường quá đông trong đêm trung thu vừa qua khiến nguy cơ lây nhiễm covid 19 cao. - Lần đầu tiên Việt Nam phát triển thành công công cụ sàng lọc và tiên lượng điều trị COVID-19 ứng dụng trí tuệ nhân tạo.- Các địa phương và bộ ngành chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.- Báo chí quốc tế ca ngợi Đội tuyển Futsal Việt Nam kiên cường trước Á quân Futsal thế giới, đội tuyển Futsal Nga khi chỉ để thua sát nút 2-3 trong vòng 1/8 World cup Futsal.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, những trợ lý ảo AI, những camera AI đã và đang giúp Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả. Không những vậy, khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, những ứng dụng của AI còn giúp bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số”- là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- Nếu như trước đây, trí tuệ nhân tạo AI được xếp là một ngành khoa học hàn lâm, chưa có nhiều ứng dụng, thì gần đây, với sự phát triển của công nghệ, AI đã gần gũi với cuộc sống hơn, tạo ra nhiều thành tựu mới, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống. - Tại Việt Nam, trải qua gần hai năm dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là ở đợt bùng phát lần thứ 4 này, công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng, giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiết thực. - Thưa quý vị! Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số, AI sẽ là công nghệ cốt lõi cùng với các công nghệ số khác, cho phép Việt Nam thực hiện được công cuộc chuyển đổi số quốc gia. - Thời gian qua, AI phát triển nhanh nhờ tính ứng dụng trong lĩnh vực đời sống. Và cũng xuất phát từ đó, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
- Việt Nam ứng cử HĐ Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025: Hoàn toàn xứng đáng!- Luật sư giải đáp về thủ tục kiểm tra hòm phiếu; Cách thức ghi phiếu bầu và bỏ phiếu đúng quy định pháp luật.- Cạnh tranh địa chính trị - “nóng” cả lĩnh vực hàng không vũ trụ.- Loạt bài “Quy hoạch, khai thác không gian ngầm cho Hà Nội" - Bài 2 nhan đề: Bao giờ Hà Nội có được quy hoạch thống nhất về không gian ngầm?- Ủy ban châu Âu công bố đề xuất các quy định đầu tiên về trí tuệ nhân tạo.
Chỉ cần một chương trình thu thập dữ liệu ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thì kho dữ liệu dường như vô tận lại trở thành “miếng mồi béo bở” cho tội phạm mạng. Chưa kể, dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nhiều công nghệ mới đột phá và đang phát triển vượt bậc sẽ giúp cho trí tuệ nhân tạo càng thông minh hơn, nên đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.
Giáo sư Tiến sỹ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Người đưa kỹ thuật nội soi Việt Nam sánh ngang tầm thế giới.- Lễ cưới tập thể - Nơi hiện thực hoá giấc mơ của nhiều cặp đôi.- 2 nhà khoa học, chuyên gia về Trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam và Phạm Minh Toàn - đồng sáng chế Rô bốt trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên tại nước ta được ứng dụng trong giáo dục.
Trí tuệ nhân tạo được đánh giá là công nghệ nòng cốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và y tế được các chuyên gia nhận định là lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo cao nhất. Tại Việt Nam, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã bước đầu được triển khai, nghiên cứu, và trở thành những công cụ hỗ trợ các bác sĩ, nhân viên y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ngày càng tốt hơn. Ghi nhận tại Tòa đàm “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế” do Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức mới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về tiềm năng và lợi thế của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế.
Trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, thay đổi mô hình kinh doanh và không bị tụt lại phía sau trong cuộc đua công nghệ 4.0. Quan trọng hơn, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như hiện nay, thì ứng dụng trí tuệ nhân tạo còn giúp doanh nghiệp sớm phục hồi các hoạt động trong thời gian dịch bệnh và sau dịch, do giảm chi phí và thời gian đi lại, thu hút thêm khách hàng…
- Thực trạng và giải pháp khắc phục việc buông lỏng quản lý các cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng bình sau khi lực lượng chức năng phát hiện việc sản xuất nước tinh khiết từ mương nước thải ở Hải Phòng.- Việt Nam luôn là thành viên chủ động và có trách nhiệm tham gia các quy định, công ước của Liên hợp quốc, trong đó có các quy định tiêu chuẩn quốc tế về lao động.- Triều Tiên cắt đường dây liên lạc với Hàn Quốc: Căng thẳng leo thang.- Để doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội EVFTA.- Ngành hàng không tận dụng trí tuệ nhân tạo để đối phó với dịch bệnh Covid-19.
- Những lợi ích của trí tuệ nhân tạo AI trong vấn đề tìm việc sau đại dịch Covid-19.- Thăm HTX cơ khí của anh Phạm Văn Hoạch ở Hà Giang.- Một số thông tin về tuyển sinh trong và ngoài nước.
Đang phát
Live