Thời gian gần đây, có những cuộc livestrem của những cá nhân trên mạng xã hội bỗng chốc trở thành hiện tượng, lập kỷ lục với hàng trăm nghìn lượt theo dõi và chia sẻ trên facebook. Đáng nói là, trong những livestream này, sử dụng ngôn từ mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Và dù bị nhận xét là phản cảm và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những livestream này vẫn có đất sống bởi được hàng triệu người sử dụng mạng xã hội ủng hộ, ca tụng, thậm chí có cả những bài báo tung hô và đua theo hiện tượng này để câu View. Họ vô tình “hà hơi, tiếp sức” cho không ít nội dung thiếu lành mạnh trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để loại trừ đến mức tối đa những hành động lợi dụng tính năng livestream phục vụ cho mục đích cá nhân, không chính đáng? Làm sao để chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng, qua đó làm sạch “rác” trên mạng xã hội?
Bộ Công an vừa cảnh báo tình trạng một số đối tượng tạo lập các trang mạng xã hội với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà hảo tâm với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Nạn lừa đảo trên mạng Internet không phải vấn đề mới, nhưng những chiêu thức tinh vi nhằm lường gạt người nhẹ dạ, có tấm lòng nhân ái đã khiến dư luận bức xúc và căm phẫn. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Phải làm gì để phát hiện, xử lí nghiêm những kẻ mạo danh từ thiện trên mạng Internet để trục lợi? Các cơ quan chức năng có trách nhiệm ra sao trong vấn đề này? Người dân cần đề cao cảnh giác và tiếp tục các hoạt động ủng hộ thiện nguyện ra sao cho hiệu quả, thiết thực? Nhà báo Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý “Quỹ trò nghèo vùng cao” với chương trình “Cơm có thịt” và Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương, Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Hà Ninh đề cập vấn đề này.
-Ngăn chặn quảng cáo tùy tiện trên mạng xã hội gây nhiều hệ lụy -Bước nhảy xóa mọi khoảng cách - Cuộc thi khiêu vũ thể thao đầu tiên nước ta dành cho người khiếm thị
Dịch bệnh Covid 19 đã khiến hơn 10 triệu lao động mất việc, giảm việc, giảm thu nhập trong năm 2020. Khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2021, rất nhiều lao động mong chờ chương trình tiếp sức, hỗ trợ người lao động cuối năm. “Để mọi công nhân đều có Tết” là nội dung của Vấn đề xã hội. Chuyên mục Sắc màu cuộc sống ở phần cuối chương trình là "Cảnh báo hàng giả, hàng nhái bán qua mạng ngày càng tinh vi".
- Siết chặt quy định đeo khẩu trang nơi công cộng - Cẩn tắc vô áy náy.- Ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - Khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của ASEAN và các Đối tác về liên kết và tự do hóa thương mại.- Bế mạc Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan: Tinh thần thượng tôn pháp luật tiếp tục được đề cao.- Hơn 350.000 tỷ đồng bổ sung ngân sách cho các địa phương.- Sẽ xử lý nghiêm các thông tin xấu, độc trên mạng.- Gấu trắng di cư vào gần khu dân cư gây nguy hiểm cho người dân tại vùng cận Bắc Cực.
Mỗi ngày, người Việt sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet khoảng 6 giờ. Trung bình mỗi người vào mạng xã hội 2 giờ. Nhiều thông tin từ đây được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Sẽ không có gì đáng bàn nếu tất cả đều là thông tin tích cực-cần được lan tỏa. Tin giả-tin phản động có thể được nhân bản và lan truyền từng giây trên môi trường trực tuyến – tác động tiêu cực, không lường! Giải pháp nào hạn chế? Ông Phạm Văn Nghĩa - Chuyên gia lĩnh vực thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng BTV Thu Trang bàn luận về nội dung này.
- Giải pháp nào hạn chế để hạn chế tin giả - tin phản động đang lan truyền trên môi trường mạng?- Vì sao nhiều bạn trẻ lại lựa chọn học nghề thay vì theo đuổi ước mơ vào đại học.- Người cao tuổi với vai trò đặc biệt - đảm bảo an ninh trật tự tại đường làng, ngõ xóm.
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm việc đưa tin bão lụt sai sự thật trên mạng xã hội.- Bắt đầu từ ngày mai, Hà Nội ra quân kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các quận, huyện, thị xã.- Nhằm ứng phó với bão số 10, các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi chủ động di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nguy cơ sạt lở.- Đảng Cộng hòa thắng áp đảo trong cuộc đua thống đốc bang.- Doanh nghiệp Australia đứng trước nguy cơ thiệt hại 6 tỷ đô la Australia do các biện pháp hạn chế thương mại mới của Trung Quốc
Những ngày qua cộng đồng mạng lại dậy sóng, khi một giảng viên đại học tung clip tố chồng ngoại tình lên mạng xã hội. Không dừng ở đó, câu chuyện đã biến thành những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các “anh hùng bàn phím” và những màn “bóc phốt” tố cáo đời tư lẫn nhau lan truyền trên khắp các diễn đàn. Không ít ý kiến lại cho rằng đây chẳng qua là những chiêu trò thu hút sự chú ý, đánh bóng tên tuổi… Mạng xã hội luôn là con dao 2 lưỡi và liệu việc công khai chuyện riêng tư lên mạng xã hội có thực sự mang đến sự chú ý như nhiều người kỳ vọng? Tiến sỹ tâm Lý Đinh Đoàn cùng bàn về nội dung này.
- Nhân sự đại hội: Mỗi lá phiếu phải “Dĩ công vi thượng”.- Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trước dịch COVID-19.- Phô bày đời tư trên mạng xã hội: lợi bất cập hại.- Chương trình “Sao Độc lập” thể hiện tinh thần tự hào Việt Nam.- Trung Quốc phát động chiến dịch chống lãng phí thức ăn trong dịch COVID-19
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)