
Sáng nay (27/2), tại TP.HCM, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo phổ biến chính sách pháp luật mới về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Cục cũng lấy ý kiến về việc ban hành thông tư liên quan đến nghị định này để các đơn vị, doanh nghiệp góp ý và sớm ban hành.
Liên tục trong thời gian qua, hàng loạt vụ tai nạn giao thông xảy ra, nhưng lái xe trốn tránh không đưa người bị thương đi cấp cứu dẫn đến thương vong đáng tiếc. Cũng không ít những trường hợp tài xế có hành vi không chấp hành đo nồng độ cồn, chống người thi hành công vụ, bỏ chạy khiến cán bộ công an và người đi đường bị thương. Mới đây nhất, vụ việc một xe biển xanh lấn làn khiến cả tuyến đường ùn tắc, một tài xế đã có hành vi chặn đầu xe khác, rồi sau đó chửi bới, nhổ nước bọt sỉ nhục người khác ngay trên tuyến đường vành đai 3 ở Hà Nội. Những hành vi này cho thấy nhiều người đang cố tình quên các quy định của pháp luật dù họ đã được học bài bản để lấy bằng lái. Họ sẵn sàng có các hành vi thiếu văn hoá, thậm chí là nhẫn tâm vô cảm trước những vụ tai nạn, sự cố do sự việc có thể làm ảnh hưởng đến mình. Cần nhìn nhận những câu chuyện này ra sao? Và giải pháp nào có thể ngăn chặn những hành vi như thế nàynày? Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Tại buổi làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam trưa nay (14/2), ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách UB ATGT Quốc gia đề nghị các cơ quan chức năng tập trung điều tra, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chức năng, cá nhân có liên quan để xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Nam vào rạng sáng 14/2, làm 8 người chết và 13 người bị thương.
Những ngày này hiện tượng một số cửa hàng xăng dầu nghỉ bán, hoặc bán cầm chừng với lý do thiếu nguồn cung hoặc đầu mối, thương nhân phân phối “chiết khấu kinh doanh 0 đồng” lại tiếp diễn. Trong bối cảnh đó, việc sửa đổi Nghị định 83 và 95 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến. Những thông tin về “quả bóng trách nhiệm” giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài chính lại được xới lên, khi Bộ Tài chính đề xuất giao toàn bộ việc điều hành giá cho Bộ Công Thương, còn Bộ Công Thương đề xuất nhiều phương án, trong đó có phương án giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành trong công tác quản lý đối với mặt hàng xăng dầu như trước… Vậy, đâu mới là phương án phù hợp trong công tác điều hành giá xăng dầu hiện nay?
Năm 2023 sẽ là một trong những năm đáng nhớ nhất trong hành trình phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, khi các tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết 23 của Bộ chính trị về phát triển Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để đạt được mục tiêu của nghị quyết: xây dựng Tây Nguyên từ vùng kém phát triển nhất, thành vùng kinh tế khá của cả nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân, cộng đồng doanh nghiệp ở Tây nguyên đang tích cực tìm hiểu và triển khai. Chương trình hành động của Chính phủ với các dự án trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng , sự chờ đón của các doanh nghiệp… cho thấy nghị quyết 23 đang tạo ra cho Tây Nguyên cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng rất cần cam kết trách nhiệm từ các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương để cơ hội đó trở thành hiện thực.
Mong chờ một phép màu, lo lắng, chờ đợi… là tâm trạng của tất cả mọi người khi hướng về nỗ lực giải cứu bé trai 10 tuổi bị rơi xuống trụ bê tông ở khu vực công trường tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) suốt 5 ngày nay. Cùng với những thông tin mới nhất về tình hình của cháu bé thì vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm lúc này là chủ đầu tư và đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm như thế nào khi để xảy ra vụ việc? Và những bài học đau xót nào cần được rút ra từ vụ việc thương tâm này? Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động Nguyễn Anh Thơ cùng bàn luận về nội dung này.
- Phát triển thuỷ điện Tây Bắc và những hệ luỵ - Thúc đẩy trách nhiệm xã hội và môi trường của các Ngân hàng thương mại - Đức: hái quả ngọt từ chính sách phát triển năng lượng sạch
Sự việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng khi tường thuật trực tiếp trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Lào trên nền tảng số cách đây 2 ngày vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao đơn vị phát sóng trên môi trường mạng Internet lại hành xử như vậy? Cần có cái nhìn bao quát, toàn diện ra sao về vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền “bài hát của Quốc gia”, sau sự cố đáng tiếc này? Cơ quan, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam) và bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, trưởng phòng truyền thông Công ty BH Media cùng bàn luận về câu chuyện này.
Tối qua, trận đấu bóng đá Việt Nam – Lào tại giải AFF Cup gây xôn xao vì Next Media, đơn vị giữ bản quyền tường thuật đã tắt tiếng ở phần lễ chào cờ để tránh bị mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi Tiến quân ca do Hãng đĩa Marco Polo sản xuất. Điều đáng nói là Hãng đĩa này chưa hề được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch – đơn vị quản lý ca khúc này cấp phép. Vậy, ai phải chịu trách nhiệm về việc này? Cần sử dụng bản ghi âm nhạc thuộc bản quyền đơn vị nào để tránh sự cố đáng tiếc như vừa qua?
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15 đã kết thúc sau 16 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao. Một kỳ họp thu hút được sự quan tâm của đông đảo đồng bào, cử tri cả nước, khi mà Quốc hội đã nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức kỳ họp thích ứng với mọi điều kiện, hoàn cảnh. Với rất nhiều quyết sách được thông qua, Quốc hội đang ngày càng thể hiện tinh thần chủ động, đổi mới và trách nhiệm cao trước khi quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.
Đang phát
Live