
Cần giải pháp mới trong quản lý, kiểm soát việc buôn bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Chương trình Dân hỏi- Chính quyền trả lời với chủ đề Quản lý thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sáng nay (12/11).
Kỳ họp 6 Quốc hội khóa 15 đã kết thúc tuần làm việc thứ 3 sôi nổi, trách nhiệm với nhều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, lần đầu trong nhiệm kỳ Khóa 15, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực. Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024. Trong tuần, Quốc hội cũng thảo luận một số dự án luật quan trọng.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, ngày mai 25/10, các đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có những biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, làm việc cầm chừng đã và đang gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu uy tín của Đảng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.- Đề cập phép thử ngoại giao của Thủ tướng Australia Anthony Albanese trong chyến thăm Mỹ và Trung Quốc.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương. Tuy nhiên, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong một số cơ quan hành chính nhà nước các cấp vẫn chưa được khắc phục hiệu quả; công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị trong xử lý công việc chưa chặt chẽ, kịp thời, còn trường hợp chậm tham gia ý kiến hoặc tham gia ý kiến nhưng không có chính kiến, quan điểm rõ ràng, kéo dài thời gian xử lý, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc. Để tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 968 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ thực thi công vụ sợ sai, né tránh trách nhiệm. Ở bài 1 loạt bài “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên” của Phóng viên Thanh Hà, thường trú tại miền Trung, Làm thế nào để nhận diện và xử lý đối với những cán bộ, công chức, viên chức này? Mời quý vị và các bạn nghe bài thứ hai với nhan đề “Nhận diện cán bộ sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm”.
- Bản tin về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giảm nghèo thông tin về pháp luật cho nhân dan. - Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là nhiệm vụ chung của toàn xã hội
Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã gây chết và thương vong nhiều người. Đáng nói, nguyên nhân của những tai nạn giao thông này vẫn từ những vi phạm quen thuộc như quá tốc độ, lấn làn, có trường hợp lái xe bị tước bằng lái vẫn điều khiển phương tiện… Theo số liệu của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông, số vụ giảm, số người chết giảm so với cùng kỳ nhưng số người bị thương tăng, đặc biệt tai nạn giao thông liên quan tới xe kinh doanh vận tải gây nhiều quan ngại. Sau những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể thường được xem xét. Nhưng câu chuyện đáng bàn hơn là làm thế nào để những tai nạn giao thông xảy ra ít nhất, giảm thiểu ít nhất thiệt hại gây ra cho nạn nhân và gia đình họ. Biện pháp nào triệt để hơn nhằm ràng buộc trách nhiệm thường trực hơn của các chủ thể đối với vấn đề giữ gìn trật tự, an toàn giao thông? Ông Trần Hữu Minh - Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia và Luật sư Nguyễn Thế Truyền - Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Tròn 2 năm sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Các chuyên gia nhận định, quy định này sẽ góp phần gỡ bỏ trong lòng nhiều cán bộ nỗi ám ảnh về việc có thể bị xử lý trách nhiệm rất nặng nề nếu không may vô tình mắc phải sai lầm, sai sót nào đó trong công tác quản lý, điều hành năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Một con số được nêu ra trong Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ được UBND TP.HCM gửi Thanh tra Chính phủ ngày 31/8 vừa qua khiến dư luận rất quan tâm. Đó là đã phát hiện 668 cán bộ, công chức né tránh, thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Liệu rằng thực trạng này có diễn ra ở các địa phương khác hay không và cần có những giải pháp gì để khắc phục hiệu quả, để không còn những cán bộ né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ?
- Sát cánh cùng ngư dân khai thác hải sản bền vững có trách nhiệm -Đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo và phổ biến pháp luật vùng biển Tây Nam
Đang phát
Live