Sáng ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo- chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo Đảng công cuộc đổi mới của đất nước tiếp tục diễn ra với những chuyển động mạnh mẽ. Trong đó, cải cách thể chế và tinh gọn bộ máy được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Gần đây, hai bài viết cùng nhiều phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội đi kèm những kỳ vọng về các hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến tích cực, triệt để trong thời gian tới. Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước. Vậy bộ máy cần tinh gọn như thế nào?
Dưới sự lãnh đạo Đảng công cuộc đổi mới của đất nước tiếp tục diễn ra với những chuyển động mạnh mẽ. Trong đó, cải cách thể chế và tinh gọn bộ máy được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Gần đây, hai bài viết cùng nhiều phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội đi kèm những kỳ vọng về các hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến tích cực, triệt để trong thời gian tới. Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước. Vậy bộ máy cần tinh gọn như thế nào?
- Nho Quan (Ninh Bình): Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đúng lộ trình, tạo đồng thuận trong cán bộ, nhân dân. - Thành phố Hải Phòng: Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ dôi dư 1.147 người.
53 tỉnh thành phố trên cả nước đang khẩn trương quyết liệt triển khai nghị quyết 37 của Bộ chính trị khóa 12 và Kết luận 48 của Bộ chính trị khóa 13 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Việc sắp xếp này không chỉ giúp tinh gọn bộ máy, mà còn tạo ra không gian phát triển mới tại các địa phương sau sáp nhập. Vấn đề đặt ra là cấp ủy, chính quyền từng địa phương chuẩn bị như thế nào để chủ động thực hiện và tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển này?
Giai đoạn 2023-2025 có 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện "bắt buộc sắp xếp", chưa tính số đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là yêu cầu cần thiết, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính. Tuy vậy, hiệu quả của việc sắp xếp không chỉ đơn thuần là cắt giảm được bao nhiêu đơn vị hành chính, tinh giản được bao nhiêu biên chế mà điều quan trọng nhất là hiệu quả thực chất của bộ máy chính quyền, chất lượng các dịch vụ công mà người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live