Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam đạt 602 tỷ USD tăng 22.8% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Ước tính tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2021 đạt 660,1 tỷ USD tăng 21% so với năm 2020, trong đó ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 330 tỷ USD, tăng hơn 17,2% so với năm 2020; Ước tính cán cân thương mại năm 2021 xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD. Đó là những kết quả ấn tượng được đưa ra tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2021” với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu góp phần phục hồi và phát triển kinh tế” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay theo hình thực trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Trong tuyên bố mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Moon Je-in cho biết, các nước Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên đã nhất trí về mặt nguyên tắc đối với việc tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và Soeul sẽ thúc đẩy tiến trình này. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng bày tỏ tin tưởng rằng, tuyên bố kết thúc chiến tranh sẽ giúp khôi phục các cuộc đàm phán bị đình trệ lâu nay giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, cũng như giữa Triều Tiên và Mỹ. Liệu tương lai một Tuyên bố chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên có suôn sẻ và dễ dàng? Nếu thực sự được thống nhất, tác động của sự kiện được đánh giá là “mang tính lịch sử” này sẽ như thế nào? Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích rõ hơn vấn đề này.
Hàn Quốc đang rất nỗ lực, phối hợp với các bên, để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, bao gồm việc thúc đẩy ra được Tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, cũng như đẩy mạnh hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia Đông Bắc Á này.
Hôm nay, phát biểu trong lúc đang ở thăm Australia, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, 4 bên liên quan gồm Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chính thức kết thúc cuộc chiến trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên đến nay, các cuộc đàm phán vẫn chưa diễn ra vì đang có trở ngại.
Dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, đời sống của người dân, chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối hàng hóa, tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt, hàng Việt có sức sống mãnh liệt và thị trường trong nước đã thể hiện vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế.
Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung nhiều giải pháp thu hút, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo – một trong những động lực chính giữ đà tăng trưởng, giúp tỉnh này đạt mức tăng GRDP xếp thứ 2 cả nước năm 2021.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết đã tiết kiệm được 50.000 ngày công mỗi năm nhờ số hóa quy trình, đó chính là hiệu quả ban đầu khi chuyển đổi sang số hóa quy trình tài chính kế toán và kinh doanh, dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tiết kiệm thêm được hơn 43 tỷ đồng/năm chi phí in ấn và nhân công; Hơn 30.000m2 diện tích kho lưu trữ hồ sơ giấy và giảm 50%-80% thời gian thực hiện công việc... Số hóa thành công 2 quy trình nghiệp vụ này cũng giúp EVNNPC “phẳng hóa” giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa các phòng, ban, đơn vị, các địa phương trải dài trên 27 tỉnh/thành khu vực phía Bắc.
Chiều nay (09/12/2021) tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2021”. Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) vinh dự được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2021. Ngoài ra còn có 02 đơn vị trực thuộc EVN cũng được vinh danh trong sự kiện năm nay. Đây là lần thứ 3 liên tiếp EVN được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc.
Sáng nay, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội nghị nhằm đánh giá, đưa ra các giải pháp để triển khai thực hiện Đề án Phát triển Thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong bối cảnh mới, bảo đảm chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa thiết yếu khi nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong các làn sóng dịch Covid-19.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở Đông Âu, ngày 4/12, Bộ Y tế Romania cho biết quốc gia này đã phát hiện hai trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của hai người Romania trở về từ Nam Phi vào ngày 30 tháng 11.
Đang phát
Live