Hôm nay (16/07), Anh đã chính thức ký nghị định thư tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia kể từ khi thành lập vào năm 2018 và mở đường cho các thành viên các khác tham gia.
Làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn sáng nay 16/7, Thủ tướng Chính Phủ Phủ Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh cần tập trung khai thác tối đa thế mạnh về rừng và phát triển kinh tế rừng với 3 mũi nhọn là bán chứng chỉ carbon; phát triển điện sinh khối; phát triển công nghiệp sinh phẩm từ rừng. Cùng tham gia buổi làm việc có Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Hoàng Duy Chinh, cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành trung ương và địa phương.
Hôm nay (15/7), Bệnh viện TW Quân đội 108 phối hợp với Hội Hồi sức, cấp cứu, chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cập nhật những tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị bệnh nhân suy gan” với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các Bệnh viện hàng đầu của Hàn Quốc và hàng trăm bác sĩ chuyên ngành ngoại khoa, ghép tạng, hồi sức, gây mê, tiêu hoá gan mật, truyền nhiễm của Việt Nam.
Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương là Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và mới đây nhất là Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Các Nghị quyết này là cơ sở pháp lý quan trọng, là đòn bẩy để các địa phương chủ động, tích cực, linh hoạt và năng động phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, làm nên đột phá, những cực tăng trưởng về kinh tế, xã hội của đất nước. Từ thành công của các Nghị quyết này cũng sẽ mở đường cho các cơ chế, chính sách có tính đột phá, vượt trội về sau. Khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển các địa phương nhưng để các cơ chế, chính sách đặc thù này được triển khai, vận hành với hiệu quả thông qua các sản phẩm cụ thể, cân đong đo đếm được, nhân dân được thụ hưởng thì cần có những lực đẩy nào, những yếu tố gì cần được kích hoạt để tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được mục tiêu đặt ra? Đây là chủ đề chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời. Tiến sỹ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm qua bắt đầu chuyến thăm Pháp 2 ngày nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc phòng. Pháp là một trong những đối tác lâu đời nhất của Ấn Độ ở châu Âu và chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi được kỳ vọng sẽ làm sâu sắc thêm quan hệ hai nước.
Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với chuyển đổi số là chủ trương đã và đang được Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện và đến nay đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính không chỉ hướng đến xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả mà còn tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính với cơ quan Nhà nước. Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong dự án hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ hỗ trợ Chính phủ và các doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số, hỗ trợ kỹ thuật giúp chuẩn hóa, số hóa và xây dựng quy trình chuẩn để kết nối, tích hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu theo thời gian thực giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương:
Ủy ban thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 24, xem xét nhiều nội dung quan trọng.- Cho ý kiến về báo cáo tổng kết Nghị quyết số 525 về việc tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá tính sâu sát, phù hợp, thực chất của công tác tiếp xúc cử tri.- Kết luận thanh tra về cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) của Bộ Công thương chỉ rõ 5 vi phạm trong công tác chỉ đạo, điều hành cung cấp điện giai đoạn 2021-2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan.- Đối thoại biển lần thứ 11 với chủ đề “Hoạt động vùng xám: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển” vừa diễn ra tại TP Hải Phòng đưa ra nhiều sáng kiến cho các quốc gia nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động phức hợp, đặc biệt là để ứng phó hiệu quả các hoạt động vùng xám.- Hội nghị thượng đỉnh NATO thông qua nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có hỗ trợ quân sự lâu dài Ucraina. Phía Nga cảnh báo về chiến tranh thế giới thứ 3 đang đến gần.- Cuba gọi việc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ hiện diện ở vịnh Guantanamo là hành động leo thang khiêu khích.
38 tuổi, có bằng Cử nhân kinh tế tại một trong những trường Đại học hàng đầu Thái Lan, song anh Thitid Tassanakajohn đã quyết định từ bỏ sự nghiệp ổn định trong lĩnh vực tài chính để theo đuổi niềm đam mê ẩm thực. Hiện anh nằm trong số các đầu bếp trẻ hàng đầu đang tạo nên tiếng vang cho nền ẩm thực cao cấp ở thủ đô Bangkok, nơi vốn thường được biết đến nhiều nhất với những món ăn đường phố có vị cay đặc trưng cùng giá cả phải chăng.
Tại thành phố Hải Phòng diễn ra Đối thoại biển lần thứ 11 với chủ đề “Hoạt động vùng xám: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển”. Chương trình do Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung tổ chức, có sự tham gia của hơn 150 đại biểu (trực tiếp và trực tuyến), trong đó gần 20 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia trên thế giới.
Sáng nay (11/7), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã rời Tokyo tới châu Âu để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức tại Lithuania.
Đang phát
Live