6 tháng đầu năm, thành phố Hải Phòng thu hút 1,98 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt 99% kế hoạch cả năm; trong đó, riêng thu hút đầu tư trong Khu công nghiệp, khu kinh tế ước đạt 1,9 tỷ USD. Đây là "trái ngọt" của một chiến lược bài bản trong việc chủ động xúc tiến đầu tư, đổi mới và tăng nội lực của nền kinh tế, biến các thách thức, thời cơ thành cơ hội.
Từ đầu năm đến nay, dù hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt khá, nhiều địa bàn thu thuế vượt kế hoạch được giao.
“Kinh tế Bắc Giang tăng trưởng gần 11%, đứng thứ 2 cả nước”. Đây là thông tin được tỉnh Bắc Giang công bố tại hội nghị thông tin báo chí về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm được tổ chức sáng nay tại tỉnh Bắc giang.
Huyện Nghĩa Hành được xem là “thủ phủ” trái cây của tỉnh Quảng Ngãi với gần 800ha cây ăn quả. Nắng nóng kéo dài thời gian qua làm nhiều vườn cây ăn quả ở địa phương này rũ lá, rụng hoa, rụng quả non vì thiếu nước tưới trầm trọng, nông dân lo lắng vì mất trắng vụ trái cây năm nay.
Sau nhiều nỗ lực trong công tác chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là giải phóng mặt bằng, đền bù hỗ trợ tái định cư cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng, Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội đã chính thức được khởi công. Giải phóng mặt bằng, nhất là ở các thành phố lớn, luôn là khâu khó khăn nhất. Thế nhưng, chỉ 1 năm kể từ khi Quốc hội có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án Đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô Hà Nội – đến nay công trình trọng điểm quốc gia này đã hoàn thành trên 80% khối lượng giải phóng mặt bằng. Riêng thành phố Hà Nội đạt 84%, vượt tiến độ đề ra, đảm bảo điều kiện khởi công dự án. Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đã lập kỷ lục về giải phóng mặt bằng nhanh. Bằng cách nào Hà Nội giải được bài toán khó này? Bài học nào cho các địa phương từ việc triển khai Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội? Đại biểu Quốc hội khóa 15 Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH cùng bàn luận câu chuyện này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc thành công chuyến thăm chính thức Trung Quốc và tham dự Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới tại Thiên Tân với nhiều kết quả quan trọng.- Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường đảm bảo an ninh sau khi để lọt đề Toán và Ngữ Văn tại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.- Kiều bào và doanh nhân tại nhiều quốc gia hiến kế để đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài.- Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về chính sách kinh tế và công bố chiến lược Bibden Nomick.- Ba Lan tiếp nhận lô xe tăng tiên tiến đầu tiên do Mỹ sản xuất nhằm khả năng đối phó với sự đe dọa từ cuộc xung đột ở nước láng giềng Ucraina.- Bình luận “Đừng biến của công thành của riêng”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).- Việt Nam vươn lên thứ 3 trong các điểm đến du lịch hàng đầu châu Á.- Tiếp tục nghi vấn lọt đề thi môn Toán, Bộ Công an vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý theo quy định.- Công an tỉnh Cao Bằng đang xác minh một thí sinh chụp ảnh đề thi Ngữ Văn gửi về nhờ gia đình giải hộ sau khi giám thị phát đề thi 15 phút.- Thủ tướng Israel sẽ thăm Trung Quốc vào tháng tới, chuyến thăm có thể đưa Israel đạt được thỏa thuận bình thường hóa với Ả-rập Xê-út.- Trước nguy cơ thiếu nguồn cung lithium để chế tạo pin cho xe ô tô điện, các nhà sản xuất xe đang lao vào cuộc đua tìm kiếm nguồn cung loại tài nguyên được ví như "vàng trắng" này.
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, chiều 28/6, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác của Trung ương có buổi Hội nghị trực tuyến với các địa phương vùng ĐBSCL về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định; Phân giới cắm mốc; Phòng chống tội phạm ma túy, mua bán người; Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vừa qua, với 481 trong tổng số 484 đại biểu (97,37% tổng số đại biểu tham gia) tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nghị quyết có 12 điều và có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 1-8 tới đây. Những điểm mới nào đáng chú ý trong Nghị quyết mới? Cơ chế đặc thù mang tính vượt trội nào giúp tp HCM tăng tốc trong thời gian tới? Và thành phố chuẩn bị những gì để thực thi Nghị quyết hiệu quả?
Dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, tiến trình hội nhập quốc tế của chúng ta “tiến từng bước, chắc thắng”. Quá trình thực hiện để đạt được thành công như ngày hôm nay có sự đóng góp của nhiều con người, nhiều lực lượng. Trong đó có Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - nhà lãnh đạo đã có đóng góp quan trọng vào quá trình mở cửa hội nhập, đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Ông đã để lại những kinh nghiệm hết sức quý báu, xây dựng nghệ thuật đàm phán ngoại giao kinh tế quốc tế sau này, đó là gắn chặt chính trị - ngoại giao với phát triển kinh tế, trên cơ sở tiềm lực - thực lực của đất nước, “biết mình, biết người”, chủ động, tự tin “ra biển lớn”. Đặc biệt trong giai đoạn là Bộ trưởng Bộ Thương mại, đồng chí Vũ Khoan đã để lại những ấn tượng sâu đậm với đồng chí, đồng nghiệp về tài năng, tầm nhìn chiến lược và phương pháp làm việc trong lĩnh vực thương mại. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay - ngày 27/06/2023 (tức ngày 10/5 năm Quý Mão) xin dành toàn bộ thời lượng của chương trình để ghi lại những kỷ niệm và tình cảm của đồng chí, đồng nghiệp dành cho Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: một nhà Lãnh đạo tài đức - có đóng góp quan trọng vào quá trình hội nhập của Việt Nam.
Đang phát
Live