Giá vàng tăng cao ở cả thị trường trong nước và thế giới.- Phần lớn doanh nghiệp FDI trên sàn chứng khoán đều có lãi.- Thông tin hoạt động một số doanh nghiệp niêm yết đáng chú ý.
- Các giải pháp ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp đã đúng và trúng?- Thị trường trong nước –“chỗ dựa” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Bảo đảm cung ứng hàng hoá trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hàng Việt đang dần khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước, nhiều sản phẩm đã tạo được uy tín và được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng phát triển, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hầu hết các nước đối tác quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư song phương cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, các doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức, thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà”. Mời quí vị và các bạn nghe Chuyên đề "Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới ":
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid- 19 đã khiến tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, riêng lĩnh vực tiêu dùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm nay giảm 0,8% so với cùng kì ngoái. Tuy vậy, thị trường nội địa với quy mô dân số gần 100 triệu dân, được xem là 'mảnh đất' tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch. Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân, nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
“Việt Nam cần vượt lên nhanh trong trạng thái bình thường mới” - Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi trình bày Báo cáo về phòng chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trước Quốc hội trong Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vừa qua. Và trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, "Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới" là một trong những nội dung lớn đáng chú ý. Làm thế nào để phục hồi kinh tế? Cần làm gì để thị trường thương mại nội địa dần hoạt động trở lại, cũng như thúc đẩy các hoạt động sản xuất, khi mà các thị trường lớn trên thế giới vẫn khó khăn? Đây là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Kích cầu thị trường trong nước hậu Covid-19 cần những giải pháp thiết thực". Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ông Nguyễn Thái Dũng- Tổng Giám đốc Công ty bán lẻ BRG Retail- Tập đoàn BRG.
Đang phát
Live