Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả. Hàng Việt được quảng bá rộng khắp, các kênh phân phối, tiêu thụ ngày càng phát triển, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận. Việc kết nối cung cầu hàng hóa đã hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và hàng công nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề. góp phần bình ổn thị trường. Tuy vậy, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, những cam kết trong các hiệp định thương mại về lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, cùng với xu hướng tiêu dùng xanh, phát triển bền vững, đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức mới, cạnh tranh gay gắt.Trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, hàng hóa có thương hiệu chưa nhiều. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt” với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt-phát triển hơn nữa thị trường trong nước, với sự tham gia của khách mời là ông Vũ Xuân Trường, giảng viên Đại học Thương mại, chuyên gia Thương hiệu - Viện Nghiên cứu Chiến lược cạnh tranh và Thương hiệu.
9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Trong bối cảnh, xuất nhập khẩu, đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn, ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa, triển khai các chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương không chỉ góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh mà còn là giải pháp hữu hiệu bình ổn thị trường, góp phần quan trọng để bù đắp cho tăng trưởng từ nay đến cuối năm.
Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều thách thức mới, hàng hóa nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn, trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao... Chương trình Dòng chảy kinh tế có chủ đề “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam” với sự tham gia bàn luận của PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, sản lượng trái vải thiều vụ mùa năm nay vào khoảng 330.000 tấn. Cùng với việc đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, tìm đầu ra để xuất khẩu vào các thị trường cho giá trị cao thì với đặc thù mùa vụ, khai thác ngắn ngày, ngành công thương nhấn mạnh vai trò của thị trường trong nước đối với tiêu thụ trái vải thiều chín rộ trong tháng 6 này. PV Nguyên Long thông tin
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, sức mua của người tiêu dùng đối với hàng Việt ngày càng tăng cao và có tới hơn 90% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 75% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè nên mua hàng Việt... Đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ lệ hơn 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, còn tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 60 - 96%. Đây chính là những lợi thế để doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị phân phối có cơ hội phát triển mạnh hơn trong thời gian tới. Khách mời tham gia chương trình Chuyên gia của bạn: Ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực Miền Bắc, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).
Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển hàng Việt đã được hình thành và đã có sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài nước được triển khai, đó là những kết quả nhất định trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tuy nhiên, hiện các mối liên kết này vẫn còn khá lỏng lẻo, việc liên kết, hợp tác chưa nhiều, hoạt động kết nối cung cầu còn một số tồn tại, một số tổ chức, đơn vị sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình Dòng chảy kinh tế với sự tham gia của khách mời là bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, bàn nội dung: Vai trò liên kết trong phát triển hàng Việt.
Dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, đời sống của người dân, chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối hàng hóa, tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt, hàng Việt có sức sống mãnh liệt và thị trường trong nước đã thể hiện vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế.
Sáng nay, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội nghị nhằm đánh giá, đưa ra các giải pháp để triển khai thực hiện Đề án Phát triển Thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong bối cảnh mới, bảo đảm chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa thiết yếu khi nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong các làn sóng dịch Covid-19.
“Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của Việt Nam trong mùa dịch”, đây là thông tin đáng chú ý tại buổi họp báo giới thiệu Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 do Bộ Công Thương tổ chức.
Đang phát
Live