VOV1 - Trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã có những điều chỉnh đáng kể trong chi tiêu, ưu tiên các sản phẩm thiết yếu, có giá trị sử dụng cao và thay đổi phương thức mua hàng.
VOV1 - Trong quý I/2025, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các kho tàng, bến bãi.
VOV1 - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị Sở Công Thương các tỉnh chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến thị trường.
Kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt.- Phát triển thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam.- Tháo gỡ khó khăn, rút ngắn tiến độ các dự án cao tốc qua tỉnh Khánh Hòa.
Khai thác thị trường trong nước - thúc đẩy động lực tăng trường quan trọng.- Rất cần “liên kết vùng” trong phát triển lĩnh vực logistics.- Giá chung cư, đất nền tại TP.HCM đi ngang và chủ yếu giao dịch thứ cấp.
Năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được đà tăng trưởng và là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu, được quốc tế ghi nhận, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước với 100 triệu dân luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163 ngày 13 tháng 7 năm 2021 đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) tại Quyết định số 386 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
Cần chính sách hỗ trợ để phát huy tinh thần tự lực tự cường của kinh tế tập thể.- Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác, tận dụng hiệu quả cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).- Thị trường hàng hóa ngày Giáp Tết: Sức mua tăng - hàng hóa dồi dào.
Thúc đẩy thị trường trong nước - động lực tăng trưởng quan trọng năm 2024.- Tăng trưởng xanh - Nền tảng cho phát triển bền vững.- Tập trung tạo thuận lợi thương mại hỗ trợ doanh nghiệp - Ghi nhận tại ngành Hải quan.
Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2023, một năm nhiều khó khăn, “gập ghềnh” của nền kinh tế. Trong nhóm giải pháp được nêu để thực hiện các mục tiêu phát triển của năm, giải pháp quan trọng được Chính phủ xác định: Phát triển thị trường trong nước. Thực tế đã chứng minh, trong năm nay, thị trường trong nước thực sự trở thành “trụ” tăng trưởng quan trọng, khi những “trụ” xuất khẩu và đầu tư gặp khó.
Thị trường trong nước được coi là điểm sáng của nền kinh tế bởi trong khi rất nhiều lĩnh vực gặp khó khăn thì 11 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng khoảng 9,6%. Từ nay đến cuối năm và Tết Nguyên đán 2014, nhiều chương trình kích cầu, bình ổn thị trường, gắn liền với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang và sẽ tiếp tục được triển khai để đáp ứng nhu cầu có thể gia tăng của người dân.Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Giải pháp kích cầu tiêu thụ hàng Việt Nam cuối năm.” Khách mời là ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực Miền Bắc, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op).
Đang phát
Live