
Làm đúng để thành công từ nhượng quyền thương hiệu.- Khánh Hòa: Tận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế biển.- Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để doanh nghiệp duy trì hoạt động
Vùng vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đang vào giai đoạn chính vụ; Trà vải sớm với các giống vải u hồng, trứng trắng… năm nay cũng cho chất lượng tốt hơn, đã mang lại thu nhập khá cho bà con. Được chăm sóc theo quy trình VietGap, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, quả vải thiều Thanh Hà không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà đang tiếp tục chinh phục các thị trường khó tính như: Nhật, Mỹ, Australia… Ghi nhận của PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc:
Trên thế giới, nhượng quyền thương hiệu là một cách kinh doanh hiệu quả và được thực hiện từ rất lâu. Thậm chí, nhiều quốc gia đã cấu trúc ngành nhượng quyền thành ngành chiến lược để phát triển kinh tế, nhất là khối kinh tế tư nhân và đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các thương hiệu được lập ra, kinh doanh có hiệu quả và nhượng quyền để hình thành nên một nhóm cùng kinh doanh theo chuỗi cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là nhờ người kinh doanh, người đầu tư ngày càng hiểu và vận dụng đúng các quy tắc, hiểu biết về nhượng quyền thương hiệu.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước hình thành nét đẹp văn hóa trong tiêu dùng, sử dụng hàng Việt Nam, tình yêu cũng như lòng tin đối với hàng Việt của người tiêu dùng được lan toả. Đặc biệt, những hoạt động đưa hàng Việt Nam tới người tiêu dùng đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm có chất lượng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp, góp phần tạo nên những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề “Xây dựng nét đẹp văn hóa tiêu dùng hàng Việt” với sự tham gia của Ths Vũ Xuân Trường, Giảng viên – chuyên gia thương hiệu, Khoa Marketing, Đại học Thương mại.
Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu được ưa chuộng, thế nhưng giá trị nông sản Việt xuất khẩu chưa cao bởi hầu hết vẫn chưa xây dựng được thương hiệu. Các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp dù đã nhận ra thực trạng này, song việc tạo được thương hiệu quốc gia cho nông sản là bài toán không hề dễ dàng, nhất là trong tình hình kinh tế, tài chính khó khăn.
Định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam “xanh”, "bền vững”: Vai trò của doanh nghiệp.- Giải pháp truyền thông, quảng bá thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên số.- Nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Sáng nay (20/4), tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 với chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh". Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023, kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4, tăng cường nhận biết Thương hiệu quốc gia Việt Nam và quảng bá giới thiệu các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ giải pháp trong việc triển khai, để tạo các động lực tăng trưởng cho đất nước và giá trị mới tại từng địa phương- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể đặc biệt của Quốc hội Cuba khóa 10 và dự Lễ kỷ niệm 62 năm ngày chiến thắng bãi biển Hi-rông- Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 với chủ đề "Định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh"- Nga cảnh báo Hàn Quốc sau khi nước này thông báo có thể cung cấp vũ khí cho Ucraina. Trong khi đó, cuộc thảo luận về gia hạn “Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen” sẽ diễn ra tại trụ sở LHQ trong tuần tới tại Niu Oóc (Mỹ)- Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí tập trận chung chống tên lửa và tàu ngầm đề phòng những nguy cơ an ninh đang gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên
Đã tròn 15 năm (kể từ năm 2008) Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam, nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam; Đồng thời khơi dậy khát vọng của các cấp, các ngành, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia. "Xây dựng thương hiệu - doanh nghiệp xanh để "Định vị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam xanh" trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức là chủ đề của Câu chuyện thời sự, với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI).
Dịp kỷ niệm “Ngày Thương hiệu Việt Nam” 20/4- với Tuần lễ "Thương hiệu quốc gia"- là “điểm hẹn” để cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà quản lý, và chính người tiêu dùng cùng chung nhận thức, làm thế nào để cái tên “Việt Nam” được biết đến rộng khắp, có được những thương hiệu tầm cỡ thế giới mang bản sắc Việt Nam trong hội nhập, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nhân loại qua thực hiện các cam kết về tăng trưởng xanh.
Đang phát
Live