
- Xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam với những cách làm sáng tạo - PV bà Nguyễn Ngọc Huyền, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mia Fruit – người khởi xướng ý tưởng dự án Bản đồ trái cây Việt Nam - Đắk Lắk: Tưới tiết kiệm phát huy hiệu quả trong cao điểm khô hạn. - Trao đổi của PV Đài TNVN với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn về câu chuyện chủ động thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL
“Tiêm vaccine Covid-19: Hạn chế đến mức thấp nhất tai biến sau tiêm chủng”. - Hành trình từ nỗi trăn trở đến hành động của người phụ nữ dân tộc Mường trong việc định hình lại thương hiệu chè Phú Thọ.
Một mùa xuân nữa lại đến với bao biến động của thế giới, của đất nước. Mặc dù dịch bệnh hoành hành, nhưng Việt Nam vẫn đang nỗ lực chuyển mình trên con đường đổi mới, sáng tạo và hội nhập sâu với thế giới. Chia tay năm Canh Tý trong khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới và cả trong nước, với những thành tựu đáng tự hào trên lĩnh vực kinh tế, tạo đà bứt phá trong giai đoạn mới, chúng ta chào đón năm Tân Sửu với niềm tin vững chắc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu “về đích” của chặng đường mới 2021-2025. Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi cả nước bắt đầu bước vào tiến trình mới, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Với nhiều lợi thế và điểm mạnh, Việt nam tiếp tục thực hiện các Hiệp định đa phương và song phương với khu vực và các nước trên thế giới để đưa thương hiệu Việt nam vững bước ra biển lớn. Dòng chảy Kinh tế 30 Tết với chủ đề “Thương hiệu Việt trong sắc xuân mới” sẽ có những nội dung: * Làm gì để Thương hiệu Quốc gia tỏa sáng.* Thương hiệu Việt với người tiêu dùng trong nước.* Đặc sản vùng miền Thương hiệu Việt đến với khách hàng.* Thương hiệu Việt trên những công trình.
- Gần 30% diện tích có nước đổ ải sau đợt 1 lấy nước - Gạo Việt khẳng định thương hiệu khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính
Sáng nay, 29/12, tại Hà nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội tổ chức Tọa đàm Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 với chủ đề “Thương hiệu Việt Nam - Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập”. PV Xuân Lan đưa tin:
Brand Finance - hãng định giá thương hiệu của Anh vừa công bố báo cáo về thương hiệu quốc gia năm nay. Theo đó Việt Nam là thương hiệu quốc gia tăng giá trị nhanh nhất thế giới năm nay, với 29%, lên 319 tỷ đô la Mỹ. Thứ hạng cũng cải thiện từ 42 lên 33. Brand Finance đánh giá Việt Nam có số ca nhiễm Covid-19 và tử vong thấp "đáng ngạc nhiên"; và "Việt Nam đang nổi lên là địa điểm hàng đầu tại Đông Nam Á cho hoạt động sản xuất, ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư". Mục tiêu điểm ngay sau đây BTV Thanh Trường tổng hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp bàn luận về kết quả này:
- Loạt bài “Nhìn lại thương mại điện tử 2020”. Bài 1 nhan đề “Thương mại điện tử 2020: Tăng trưởng mạnh - Liệu có là xu hướng bền vững?.- DalatTourist và sản phẩm du lịch đạt thương hiệu quốc gia.- Chuyên mục Chuyện thị trường với nội dung “Sôi động thị trường ô tô cũ dịp cuối năm”
- Quảng Trị tìm giải pháp sản xuất nông nghiệp thích ứng thiên tai. - Lời giải nào cho bài toán xây dựng thương hiệu nông sản trong hội nhập. - Nâng cao chất lượng rừng trồng từ cây giống. - Tư vấn chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa đông.
- Đảm bảo chế độ bảo hiểm cho người lao động – giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt. - Xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) doanh nghiệp BĐS. - PV Đài TNVN phỏng vấn ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương: "Làm thế nào để các Doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia tiếp tục tỏa sáng".
- Kích cầu cho ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19: Tặng du khách 1 triệu đồng/ tour, liệu có vực dậy thị trường du lịch?- Anh Phan Minh Tiến, chủ thương hiệu mật dừa nước Ông Sáu với mong muốn đưa mật dừa nước ra thị trường thế giới.- Đức trải nghiệm đi chợ Giáng sinh bằng xe ô tô.- Dự án sử dụng rác thải để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật tại của một nghệ sĩ Hàn Quốc.
Đang phát
Live