
Thương mại điện tử đang phát triển ngày càng mạnh mẽ với tiềm năng – dư địa còn nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp khai phá và làm giàu. Tuy nhiên, cũng trên không gian mua-bán đặc biệt này, cơ quan chức năng phát hiện ngày càng nhiều đối tượng xấu – lợi dụng môi trường “ẩn ảo – online”, đã dùng các thủ đoạn, chiêu thức nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Các chuyên gia thương mại điện tử sẽ thông tin chi tiết, phân tích thực tiễn và khuyến cáo tới quý vị, để không chỉ mua sắm tốt hơn mà mỗi khách hàng đều sẽ có thể nhận diện và góp phần lành mạnh hoá hoạt động này
Những tháng đầu năm nay, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử vẫn diễn biến phức tạp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hàng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng QLTT trong Quý II này.
Ngày 29/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 319, phê duyệt “Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025”, với 4 mục tiêu cụ thể và đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Cảnh báo chiếm đoạt tài sản khi giao thương qua các Sàn Thương mại điện tử.- Giải pháp thu hút khách quốc tế, tạo đà bứt phá cho ngành du lịch.- Tiêu điểm kinh tế địa phương: TP.HCM cần đẩy mạnh cải cách hành chính, gỡ khó cho doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục QLTT trong năm 2023 là: tập trung, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục QLTT trong năm 2023 là: tập trung, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử.
Cách đây ít ngày, thông qua Cổng thông tin điện tử Quốc gia, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài gồm Facebook, Google, Apple đã kê khai, nộp thuế 1.800 tỉ đồng. Kể từ khi thương trường xuất hiện hình thức giao thương online, đặc biệt là giao thương online xuyên biên giới, đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều, nên không khó hiểu khi động thái nộp thuế hàng nghìn tỷ đồng của Facebook, Google, Apple được quan tâm. Vấn đề tiếp theo, làm thế nào để việc kê khai và nộp thuế trở thành thường xuyên-định kỳ, minh bạch – là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mọi tổ chức, doanh nghiệp khi giao thương online, giống như nhiều hoạt động kinh doanh chịu thuế khác?
- Nhiều bất cập của Luật Thuế Thu nhập cá nhân.- Thu thuế thương mại điện tử - khó khăn, thách thức và những tín hiệu tích cực từ thực tiễn.- Tiêu điểm kinh tế địa phương là nội dung: “Doanh nghiệp ở Bình Dương muốn được gỡ khó để đầu tư”
- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Quý Mão.-Những điều cần lưu ý trong thị trường online dịp cận Tết.- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Khánh Hòa với các phương án sẵn sàng đón khách du lịch Trung Quốc
Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16 tỷ 400 triệu đô la Mỹ, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được một số tổ chức ghi nhận nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử cũng diễn ra phức tạp. Tăng cường xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại và chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Đang phát
Live