Tại Việt Nam, chuyện người dân bị làm phiền “một cách đích danh”, không chỉ dừng lại ở tin nhắn, cuộc gọi rác, mà đang trở nên “phổ biến” đến mức nạn nhân chỉ biết “chấp nhận như một thực tế”. Thông tin cá nhân bị lộ lọt, thậm chí bị “rao bán” một cách công khai đang trở thành một vấn nạn tại Việt Nam. Trong dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng ta sẽ cùng bàn về vấn nạn rao bán thông tin cá nhân, quy định pháp lý nào bảo vệ nạn nhân với sự tham gia của Luật sư Đặng Văn Cường, trưởng văn phòng luật Chính Pháp.
- Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động.- Làm thế nào để tự bảo vệ mình khỏi vấn nạn rao bán thông tin cá nhân và pháp lý nào bảo vệ nạn nhân?- Crowdfunding – Hình thức “gọi vốn cộng đồng” phát triển văn hóa nghệ thuật mới.
Với mục đích chấm dứt tình trạng sim kích hoạt sẵn, hạn chế tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo… Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ di động có thị phần lớn nhất hiện nay là Viettel, VinaPhone, MobiFone không phát hành sim mới từ 0 h sáng nay. Thông tin này đã được người sử dụng đón nhận như thế nào? Mời quý vị tìm hiểu trong tổng hợp của Phóng viên Mai Hạnh:
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống COVID-19 tại Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).- Đoàn công tác của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương làm việc tại Đồng Tháp.- 9 Triệu khách hàng bị đánh cắp thông tin khi Hãng hàng không Easy Jet của Anh bị tấn công.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh trên cả nước tìm hiểu về các thông tin tuyển sinh, nhiều trường đào tạo đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm học 2020. Vậy chương trình tuyển sinh ứng dụng công nghệ này sẽ đem lại những thuận lợi gì cho học sinh? Cùng tìm hiểu thông tin tại trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội với người đồng hành là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.- Phỏng vấn ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông.- Robot trong bệnh viện.
- Phòng chống những thông tin giả, sai lệch về dịch Covid-19.- Các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch bệnh Covid-19 cần phải được xử lý nghiêm.- Miễn giảm học phí hỗ trợ giúp sinh viên hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch Covid-19.- Cảnh báo nguy cơ và cách phòng tránh lộ thông tin cá nhân khi làm việc và học tập trực tuyến.- Nhà hát Tây Đô - Cần Thơ- dùng tiếng đờn, lời ca tài tử tuyên truyền phòng tránh dịch bệnh Covid-19.
- Các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch bệnh COVID-19 cần phải được xử lý nghiêm.- Thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu vì đại dịch COVID-19.- Phòng chống những thông tin giả, sai lệch về dịch bệnh COVID-19.- Có nên bỏ kỳ thi THPT Quốc gia vì dịch bệnh COVID-19?
- Cảnh báo về lộ thông tin cá nhân khi học và làm việc trực tuyến trong dịch Covid-19.- Âm nhạc kết nối mọi người trên thế giới.- Giới thiệu món ăn dân giã nhưng rất đặc sắc của đồng bào Thái - món trứng kiến.- Hành trình phát triển nông sản hữu cơ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Làm việc trực tuyến, học tập trực tuyến… trong thời gian “giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được coi là một trong những giải pháp tối ưu. Nhiều cơ quan, trường học đã lựa chọn các giải pháp để cán bộ và nhân viên, thầy cô giáo và học sinh có thể kết nối trực tuyến với nhau trong các nhóm chat, cùng trao đổi công việc, hướng dẫn học bài. Đây cũng là những thành tựu mà cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đem đến, để “giãn cách xã hội”, nhưng vẫn được làm việc, để “tạm dừng đến đến trường”, nhưng “không ngừng việc học”. Tuy nhiên, với quá nhiều ứng dụng, nền tảng để tham gia học tập và làm việc trực tuyến như hiện nay, thì sẽ có không ít nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân, thậm chí có thể bị lợi dụng, lừa đảo, mất tiền... Khách mời là ông Lê Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam VSEC cùng bàn luận về những nguy cơ có thể dẫn đến việc lộ thông tin cá nhân khi làm việc và học tập trực tuyến.
Đang phát
Live