Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2045".- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định: Nghị quyết 68 về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động sẽ rà soát, cắt bỏ 60% các thủ tục rườm rà, không cần thiết để tiền hỗ trợ đến người dân một cách nhanh nhất.- Chỉ sau 1 tháng rưỡi kể từ ca mắc COVID-19 đầu tiên, số ca mắc ở TP.HCM sắp chạm ngưỡng 5.000. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng không nên quá lo lắng.- Các địa phương triển khai xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho thí sinh tham gia thi tốt nghiệp kỳ thi THPT. Trong đó riêng thành phố HCM xét nghiệm cho hơn 100.000 giáo viên, thí sinh.- Toàn bộ binh sỹ Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO đã rút khỏi căn cứ không quân Bagram tại Afghanistan sau gần 20 năm hiện diện tại đây.- Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước công nhận tất cả vắcxin đã được tổ chức này cấp phép.
Để đảm bảo an toàn và giảm áp lực cho học sinh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 nhưng vẫn đảm bảo công tác tuyển sinh trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội đã quyết định điều chỉnh phương án thi vào lớp 10. Lịch thi được tổ chức vào hai buổi sáng 12 và 13/6, thay vì 3 buổi vào ngày 10 và 11/6 như kế hoạch trước đó, đồng thời giảm thời gian làm bài các môn thi. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh này không gây xáo trộn cho thí sinh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản, trao đổi về tình hình mỗi nước và các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri, trình bày chương trình hành động theo luật định.- Chiến lược chống dịch Covid 19 của Việt Nam không thay đổi, tuân thủ theo 5 bước là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch và điều trị. Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.- Thêm nhiều ca mắc Covid 19 mới, nhiều địa phương đã dồn tổng lực cho nhiệm vụ chống dịch.- Giao tranh trong đêm qua khiến Khu vực Gaza và Jerusalem leo thang căng thẳng, hàng chục người đã thiệt mạng và hơn 100 người thương vong.- Một nhóm nghiên cứu tại Hồng Kông, Trung Quốc phát hiện một loại thuốc chữa viên gan C có khả năng ức chế virus SARS CoV-2.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 15 tiếp xúc cử tri vận động bầu cử tại 2 huyện Củ Chi và Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.- Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định không thay đổi chiến lược chống dịch COVID-19 và đề nghị người dân tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế.- TPHCM và một số tỉnh tái lập các chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở cửa ngõ ra vào địa phương trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đã xuất hiện ở 26 tỉnh, thành phố.- Trước việc một số học sinh ở Hà Nội và Bắc Ninh mắc COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định các thí sinh này sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp nếu không thể dự thi.- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án phạt 14 bị cáo trong vụ án nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Nhật Cường, kiến nghị Bộ Công an khẩn trương truy bắt Tổng giám đốc Bùi Quang Huy và điều tra 2 tiệm vàng làm trung gian thanh toán 2500 tỷ đồng.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn, thảo luận về căng thẳng ở Đông Giê-ru-sa-lem khi hàng trăm người bị thương do đụng độ giữa Palestine và Israel.- Mỹ "báo động đỏ" sau vụ tấn công mã độc vào hệ thống dẫn nhiên liệu.
-- Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên và người dân kỳ vọng tân Bộ trưởng vượt qua những thách thức và đưa ra những quyết sách để phát triển nền giáo dục nước nhà. - Tuyển sinh ĐH 2021: Giải pháp nào được đưa ra để thu hút thí sinh vào 5 ngành học được Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp nhất năm 2020?
- Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH 2021, dự kiến thí sinh được phép đăng ký xét tuyển nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến và được điều chỉnh đăng ký nguyện vọng tối đa 3 lần. Những đổi mới này liệu có gây khó khăn cho các trường trong quá trình lọc ảo?
Khi chọn ngành học, chọn trường học, hầu như ai trong chúng ta cũng cố gắng chọn môi trường đào tạo tiên tiến, chọn nghề nhẹ nhàng, với hy vọng tương lai có thu nhập tốt, hỗ trợ đời sống vật chất về sau. Thế nhưng, thực tế, nghề nào cũng vậy, nếu chọn không phù hợp với khả năng và không yêu thích, đam mê, thành công chắc chắn rất xa vời. Ngược lại, chọn nghề phù hợp với khả năng và yêu thích, đam mê công việc mình đã chọn, thành công đến từng ngày. Câu chuyện của Phan Văn Quốc – Cựu sinh viên K10 nghề tiện CNC, Khoa Cơ Khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Thí sinh xuất sắc nhất Kỳ thi Tay nghề thế giới 2019 là ví dụ.
- Xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn.- Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển đại học.- Chứng khoán Mỹ lao dốc.
Ngày 3 và 4/9 tới, đợt 2 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chính thức diễn ra tại 11 Hội đồng thi của các tỉnh/thành gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Quảng Trị, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. Đợt thi này tổ chức cho hơn 26.000 thí sinh của 27 tỉnh/thành chưa thể dự thi đợt 1 vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Phóng viên Lê Thu có cuộc trao đổi với ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT; Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 xung quanh câu chuyện đảm bảo an toàn sự công bằng cho các thí sinh thi đợt 2.
Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm 9 môn thi tốt nghiệp THPT 2020. Nhìn chung, điểm thi năm nay cao hơn năm ngoái. Nhiều chuyên gia dự đoán, mức trúng tuyển đại học năm nay sẽ tăng ít nhất 3 điểm, vì điểm thi các môn tăng cùng việc các trường đại học dành không ít chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Vậy phổ điểm cao, có phải chất lượng tuyển sinh được nâng cao? Và làm gì để phân loại được thí sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào? Cùng trao đổi vấn đề này với hai vị khách mời là GS TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội và thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh.
Đang phát
Live