
Dù đạt được những kết quả tích cực, song ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao... Vấn đề này được đề cập dưới những góc nhìn của các chuyên gia, doanh nghiệp tại Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ” do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Trong tuần qua (ngày14/9), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Thủ tướng nêu rõ, thông điệp của hội nghị là “chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy mạnh đầu tư phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo”. Thực tế cho thấy mặc dù nền kinh tế đã có những tín hiệu khởi sắc ở một số ngành kinh tế các tháng gần đây, song, các nhận định cho thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp - mà nổi cộm - ở ngay chính nội tại của nền kinh tế, vẫn là các rào cản về thủ tục, sự chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa các văn bản, quy định. Đã xuất hiện tâm lý không dám thực hiện các thủ tục nếu các luật chưa đồng bộ…
Tính đến đầu tháng 9/2023, tỉnh Gia Lai mới giải ngân được trên 1000 tỷ đồng, tương đương với 25% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023. Tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ các khó khăn nhất là vấn đề thiếu đất đắp ở các dự án xây dựng và tình trạng chậm giải phóng mặt bằng.
Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch, bất động sản du lịch đang được đánh giá là phân khúc đầy triển vọng. Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để bất động sản du lịch phát triển đúng với tiềm năng, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Đây là phân tích của các chuyên gia tại Hội thảo “Bất động sản du lịch-Lý luận và thực tiễn”, do Viện nghiên cứu lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 15/9.
“Pháp lý” và “nguồn vốn” đang là hai khó khăn chính của thị trường bất động sản. Hiện nay, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn này, để hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi.
7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 195 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều ngành hàng gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, trong đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày… có mức sụt giảm nhiều nhất.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Mặc dù được triển khai từ năm 2021, nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang gặp những vướng mắc, bất cập, khiến các địa phương khó triển khai dự án, giải ngân nguồn vốn.
Hôm nay, ngày 7/7, tại phiên chất vấn thứ hai và bế mạc Kỳ họp thứ 13, khoá XII, nhiệm kỳ 2021-2026 của HĐND tỉnh Gia Lai, nhiều đại biểu tập trung chất vấn về giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn về vật liệu san lấp, giá đất, quy hoạch… để đẩy nhanh nhiệm vụ đầu tư công năm 2023.
Bạo loạn tại Pháp: Bài học nhìn từ việc mạng xã hội bị lợi dụng để kích động, gây bất ổn xã hội- Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào giám sát buôn lậu trên môi trường thương mại điện tử- Vietnam Airlines tích cực triển khai các biện pháp đưa cổ phiếu HVN trở lại giao dịch bình thường- Thông tư số 14 năm 2023 của Bộ Y tế tháo gỡ 'điểm nghẽn' cho cơ sở y tế công lập mua sắm trang thiết bị- Cần thêm những bước đột phá giải bài toán "thoát nghèo bền vững" cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt tại 13 tỉnh thành phố phía Nam- Ngày càng nhiều quán bar không cồn xuất hiện tại Mỹ
Đang phát
Live