
Tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Từ ngày hôm qua đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc tạm dừng người giao hàng (hay còn gọi là shipper”) đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và các siệu thị, cửa bán thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết. Hôm nay, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị Sở Công Thương và các đơn vị bưu chính viễn thông đăng ký cho nhân viên giao nhận hàng hóa thiết yếu, bưu phẩm, bưu chính hoạt động.
Gần 2 tháng kể từ khi đợt dịch covid-19 thứ tư quay trở lại tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Hơn 40 tỉnh thành và nhiều khu, cụm công nghiệp xuất hiện các ổ dịch covid-19. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách, hạn chế các hoạt động đông người dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh bị ảnh hưởng. Việc làm lúc này là “Cần ngay những giải pháp mạnh trước tác động sâu của dịch covid-19 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân”.
Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Vậy nhưng, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý bởi cơ quan thanh tra hay cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án của địa phương tại chính những địa phương này lại không hề nhỏ. Từ thực tế này cho thấy công tác tự kiểm tra nội bộ nói riêng và rộng hơn là vấn đề kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang là có những điểm nghẽn, những điểm yếu cần khắc phục. Vậy những điểm nghẽn, điểm yếu đó là gì? Và cần làm thế nào để việc kiểm soát quyền lực đủ mạnh, đủ hiệu quả trong phòng chống tham nhũng? Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.
Những giải pháp phù hợp với tình hình mới, cùng thống nhất phương thức hành động hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được nhiều kết quả hơn nữa về phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp. Đây là nội dung được thảo luận tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 diễn ra sáng nay ngày 03/06 tại Hà Nội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52 ngày 19/4/2021 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng sẽ được gia hạn 5 tháng số thuế phát sinh của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8/2021. Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ gia hạn 3 tháng với thời hạn nộp thuế tạm nộp của quý I, II. Đây là lần thứ 2 cộng đồng doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Duyên Hải – Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế của Tổng cục Thuế về nội dung này.
Nhiều yếu tố hỗ trợ giúp các doanh nghiệp gia tăng cơ hội thành công khi thực hiện huy động vốn ở nước ngoài.- Thị trường chứng khoán: Ngân hàng - nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường giao dịch vẫn sôi động nhất. Chỉ số giá nhóm mặt hàng nông sản nối tiếp đà tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm nay đã có tới hơn 40 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nghĩa là trung bình mỗi tháng đã có hơn 13 nghìn 400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bàn giải pháp vực dậy doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện mục tiêu kép là nội dung Câu chuyện thời sự được bàn luận trong chương trình.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vừa đạt được “một giải pháp tạm thời” kéo dài 3 tháng với Iran để tiếp tục thực hiện công tác thanh sát hạt nhân ở nước Cộng hòa Hồi giáo. Dù mức độ tiếp cận sẽ không được như trước đây, song quyết định đã tạm thời ngăn được Iran thực hiện vi phạm lớn nhất cho tới nay, có thể đẩy thỏa thuận hạt nhân quốc tế tới bờ vực không thể cứu vãn.
Thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) ở nước ta được triển khai cách đây khoảng 20 năm. Giai đoạn 10 năm, từ năm 2000-2010, các dự án thực hiện theo các Nghị định số 77/1997; Nghị định số 78/2007 của Chính phủ. Giai đoạn này, mặc dù các dự án được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng số lượng các dự án đầu tư theo hình thức PPP không nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này và giải pháp tháo gỡ nhằm hiện thực hóa mục tiêu thu hút nguồn vốn xã hội vào đầu tư hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông là gì? “Câu chuyện thời sự” của Đài TNVN hôm nay bàn về vấn đề này, với chủ đề: “Phá băng thị trường PPP – góc nhìn từ chuyên gia tài chính”. Khách mời là PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính
Đang phát
Live