Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hầu hết các nước đối tác quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư song phương cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, các doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức, thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà”. Mời quí vị và các bạn nghe Chuyên đề "Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới ":
- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len vừa được kí kết và sẽ có hiệu lực ngay trong ngày 31/12.- Tuyên dương 122 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.- Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, với nền nhiệt độ thấp, phổ biến từ 6-9 độ, vùng núi 3-6 độ.br>- Thế giới chuẩn bị đón năm mới một cách lặng lẽ, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 không ngừng tăng cao.
- 145 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 được tuyên dương tại Nhà hát Đài TNVN, 58 Quán Sứ, Hà Nội.- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len vừa được Chính phủ 2 nước ký.- Quảng Ninh thu ngân sách vượt dự toán năm 2020.- Miền Bắc bắt đầu đón đợt không khí lạnh mạnh nhất trong năm, nhiệt độ nhiều nơi giảm xuống dưới 10 độ C.- Trả đũa lệnh trừng phạt của minh châu Âu, Nga bổ sung danh sách các quan chức an ninh và tình báo cấp cao của Đức bị cấm nhập cảnh vào nước này.- Tai nạn đường bộ thảm khốc tại Nigiêria khiến 45 chết và bị thương.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh có thêm bước tiến mới. Lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh dự kiến diễn ra trong ngày hôm nay.- Công bố 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam năm 2020.- Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong cuối năm nay và năm sau.- Nga sẽ đáp trả việc Hà Lan trục xuất hai nhà ngoại giao của nước này do nghi ngờ làm gián điệp.- Số người nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đã cao, vượt xa dự đoán của các chuyên gia kinh tế.
Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta đã và đang Hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới bằng việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do FTA thế hệ mới. Hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Bất chấp khó khăn và thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thư 27 đã kết thúc với nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý là việc các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một bản Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của “thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử và có thể dự báo được” để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu trước tác động của đại dịch Covid-19, cũng như cam kết thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương hoạt động hiệu quả. Với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới, những cam kết và định hướng đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế của khu vực dự kiến sẽ giảm 2,7% trong năm nay.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (01/08) đúng vào thời điểm dịch Covid 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, với số ca mắc mới đáng lo ngại. Trong bối cảnh này, đòi hỏi số một là năng lực kết nối chuỗi giữa Việt Nam với các nước cung ứng nguyên liệu; Năng lực xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam với các đối tác EVFTA để từ đó đảm bảo liên thông cũng như sự thông suốt, liên tục của các chuỗi này, đảm bảo các hợp đồng được thực thi một cách hiệu quả. Vừa qua Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội về “Việc thực hiện các Hiệp định thương mai tự do mà Việt Nam là thành viên” đã làm việc với Chính phủ, các Bộ, ngành, kết quả cho thấy, cần nhiều chương trình hành động thực chất hơn nữa.
Đến thời điểm này, 13.000 lao động mắc kẹt tại tâm dịch đã đăng ký với chính quyền thành phố Đà Nẵng để được về quê. Tuy nhiên, kể từ khi UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị các địa phương phối hợp, bố trí phương tiện đón công dân về quê, thì mới chỉ có tỉnh Quảng Ngãi thực hiện điều này. Đến nay mới có thêm 3 địa phương có kế hoạch cụ thể, còn lại gần như chưa có động thái gì để triển khai đón công dân về. Tại Hội nghị Chính phủ mới đây, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, qua đây cho thấy các địa phương còn thụ động, thờ ơ với công đân địa phương mình đang còn mắc kẹt ở vùng dịch. Phản ánh của PV Thành Long và Thanh Hiếu tại miền Trung:
- Cảnh giác với những hoạt động núp bóng tự do xuất bản để chống phá Nhà nước Việt Nam.- Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở một số địa phương đang dần cải thiện.- Phần 3 của loạt bài: “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm”.- Phân tích về chuyến thăm Trung - Đông Âu của Ngoại trưởng Mỹ.- Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng đang ở mức thấp.- Nga là nước đầu tiên có vắc-xin ngừa Covid-19 - “Ánh sáng” cuối đường hầm trong cuộc chiến chống đại dịch.
Đang phát
Live