Tiếp tục chương trình phiên họp 32, Ủy ban TVQH cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tại dự án Luật này, Tòa án Nhân dân tối cao đề xuất giảm mức phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội so với quy định tại Bộ luật Hình sự. Ủy ban TVQH đề nghị dự án Luật điều chỉnh đồng bộ cả các biện pháp xử lý chuyển hướng, hình phạt và thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên.
Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Italia.- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ ngành và địa phương ven biển tổng lực xử lý nghiêm các vụ vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) để làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5 - dự kiến vào tháng 4 năm nay.- Học sinh Việt Nam lần đầu tiên giành Huy chương Vàng Kỳ thi Olympic Dự án Hóa học 2024 được tổ chức tại Nga.- Chính phủ Kazakhstan từ chức.- Singapore chính thức thông qua luật giam giữ “những kẻ phạm tội nguy hiểm” vô thời hạn, ngay cả sau khi họ mãn hạn tù.
Năm 2023, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, ngành đã phối hợp tham mưu Chính phủ tiếp tục dành nhiều thời gian để thảo luận, bàn về công tác pháp luật tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ và 10 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Đặc biệt, đã tham mưu Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai Nghị quyết số 126 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Kết quả thi hành án dân sự năm sau cao hơn năm trước với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022. Toàn quốc tổ chức hơn 436 nghìn cuộc tuyên truyền pháp luật. Đến nay, đã có 54 trong số 63 địa phương thực hiện số hóa sổ hộ tịch. 58 dịch vụ công của Bộ đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị, năm 2024, ngành Tư pháp tiếp tục phát huy những kết quả đạt được. Đặc biệt, ngành cần quan tâm nâng cao chất lượng thi hành pháp luật; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân dưới nhiều hình thức, đưa pháp luật vào cuộc sống.
Với vai trò, trách nhiệm là Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), chị Lưu Thị Lan Hương, Trưởng phòng Tư pháp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã gắn bó với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại mảnh đất này và trở thành "chú ong thợ" ngày ngày “thức khuya, dậy sớm” đem những kiến thức pháp luật đến với từng người dân nơi đây
Một trong ba vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 27 ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, đó là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững. Trong bối cảnh tình hình mới có nhiều biến động, trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng phức tạp từ thực tiễn cuộc sống, hệ thống pháp luật chịu những tác động gì và cần hoàn thiện như thế nào? Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ Tư pháp, cơ quan “gác cổng” trong xây dựng và triển khai thi hành pháp luật cần được xác định như thế nào? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Ngày 29/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn pháp luật thường niên 2023 với chủ đề "Xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới". Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường tiếp cận pháp luật và tư pháp tại Việt Nam" (EU JULE) do EU và UNDP hỗ trợ.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6. Đánh giá cao sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công, không để sơ hở, bất cập để các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã giải trình làm rõ thêm những băn khoăn của đại biểu đóng góp cho dự án luật
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự thành công Hội nghị cấp cao APEC.- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Liên khu dân cư xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.- Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã được đưa từ Pháp về Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina.- Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: đây là kết quả của sự nghiêm túc, trách nhiệm cao của Đại biểu Quốc hội.- Đảng Nhân dân Campuchia và 27 chính đảng khác ở Campuchia đã ký Thỏa thuận hợp tác và liên minh.- Cùng với chiến sự leo thang tại dải Gaza, các cuộc giao tranh giữa quân đội Israel và Lực lượng Hezbollah tiếp tục gia tăng tại biên giới chung Israel - Li-băng.
Theo Báo cáo, tổng số điểm Chỉ số CCHC của Bộ Tư pháp năm 2022 là 90.63/100 điểm – xếp thứ 2/17 Bộ, ngành. Đây là năm thứ năm liên tiếp Bộ Tư pháp duy trì nhóm 3 Bộ dẫn đầu về Chỉ số CCHC cấp Bộ. Tổng giá trị điểm số của Bộ Tư pháp đều tăng đối với điểm chấm qua thẩm định cũng như điểm đánh giá qua điều tra xã hội học. Trong đánh giá Chỉ số CCHC năm 2022, Bộ Tư pháp cũng đạt chỉ số điểm cao, xếp thứ 1/17 Bộ ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Kết quả đó đã tiếp tục phản ánh sự nhìn nhận cũng như ủng hộ của Lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như của các hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý đối với việc thực hiện trên tất cả các lĩnh vực CCHC của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, qua rà soát số điểm trừ của Bộ Tư pháp cũng như qua phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc chấm điểm năm 2022, Văn phòng Bộ nhận thấy trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tại Bộ còn một số hạn chế. Trong đó, có 2 lĩnh vực nằm ngoài top 3 vị trí xếp hạng theo lĩnh vực là Cải cách chế độ công vụ (xếp thứ 9/17 Bộ); Cải cách tài chính công (xếp thứ 5/17 Bộ) và Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số (xếp thứ 9/17 Bộ)… Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC của Bộ, trọng tâm là các nội dung đánh giá Chỉ số CCHC, Văn phòng Bộ Tư pháp đề nghị các đơn vị rà soát các nội dung bị trừ điểm tại Chỉ số CCHC năm 2022 của Bộ Tư pháp, rút kinh nghiệm và chủ động hoặc tham mưu Lãnh đạo Bộ các giải pháp để khắc phục. Các đơn vị thuộc Bộ cần đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án, văn bản được giao chủ trì soạn thảo thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chương trình xây dựng văn bản, đề án thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 2023 và hoàn thành đúng hạn việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Đang phát
Live