Lý lịch tư pháp là loại giấy tờ không thể thiếu trong thủ tục hành chính khi làm hồ sơ xin việc, hồ sơ du học, nhập quốc tịch hay xin giấy phép lao động cho người nước ngoài…Thời gian qua, nhu cầu đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng lên, đặc biệt ở các đô thị lớn. Cùng với việc đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính, tiến tới cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID, việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cũng tiếp tục được đặt ra.
Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa quy định, thủ tục hành chính, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID...Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Bộ tư pháp tổ chức sáng nay. Trước khi khi có Chỉ thị 23, qua rà soát, có 154 thủ tục hành chính của các Bộ, ngành quản lý yêu cầu người dân phải xuất trình hoặc nộp phiếu lý lịch tư pháp. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức chủ động yêu cầu cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp thay vì yêu cầu người dân nộp như trước kia. Đây là bước cải cách có tính chất "đột phá" về thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Từ 01/8/2023-30/6 năm nay, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia tiếp nhận và cấp 486 phiếu lý lịch tư pháp, trong đó tỷ lệ đúng hạn chiếm 99.8%. Tại địa phương, Sở Tư pháp đã tiếp nhận hơn 1 triệu hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tỷ lệ trả đúng và sớm hạn chiếm 96.5%. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phân quyền cho các Sở Tư pháp chủ động khai thác, tra cứu Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia mà không cần Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia phê duyệt từng hồ sơ như trước. Ngoài ra, Bộ tư pháp triển khai thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID. Hiện nay, đã có 28 tỉnh, thành phố thử nghiệm thành công, sẵn sàng cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong công tác này là vẫn còn tồn đọng thông tin, chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, việc tích hợp, liên thông dữ liệu của hệ thống thông tin một cửa điện tử và phần mềm quản lý lý lịch tư pháp tại một số địa phương chưa thông suốt, hiệu quả. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới, yếu tố quan trọng là: “Chúng ta thống nhất nhận thức chung muốn đổi mới công tác lý lịch tư pháp, chỉ thị 23 chính là công cụ vô cùng quan trọng. Bài học kinh nghiệm phối hợp liên ngành trong công tác tư pháp. 18, 20 thông tin lý lịch tư pháp đến từ rất nhiều các cơ quan pháp luật và tư pháp khác nhau, phải có sự phối hợp để làm sao mà tập hợp được đầy đủ, cập nhật đúng, đủ, sạch, sống. Tất cả các bộ, ngành đều phải thực hiện hết trách nhiệm của mình”
Tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Do đó, xây dựng, hoàn thiên hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên, nhằm đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến vào Dự thảo luật Tư pháp người chưa thành niên.
Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Trong năm 2023, ngành thuế đã quản lý doanh thu thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của việc thực hiện xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử. Nhóm phóng viên Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Công an nhân dân phản ánh vấn đề này.
Tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Xây dựng hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên như thế nào đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả, nhưng cũng bảo đảm an toàn cho xã hội trong quy định về biện pháp xử lý chuyển hướng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội tập trung đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên.
Trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, trong phạm vi thẩm quyền, chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Gần 10 năm trở lại đây, Chính phủ luôn thúc đẩy các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó việc tháo gỡ bất cập về pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư là nhiệm vụ, giải pháp không mới nhưng rất quan trọng để góp phần phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024 mà Chính phủ đã đề ra. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, việc tiếp tục tháo gỡ những bất cập pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đặt ra. Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong; Ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Thời gian gần đây, tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Hầu hết người chưa thành niên khi tham gia vào quy trình tố tụng tư pháp hình sự phức tạp đều cảm thấy lo sợ, dễ bị tổn thương, bị tác động tiêu cực. Do đó, xây dựng hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên như thế nào đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đang được soạn thảo.
Tiếp tục Phiên họp 32, sáng nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn- Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà- Bắt đầu thực hiện thí điểm cấp phiếu ký lịch tư pháp trên VneID tại thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên – Huế- Ngân hàng Nhà nước thông báo hoãn đấu thầu vàng miếng sang ngày mai, do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định- Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Luxembourg thảo luận việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine- Trung Quốc công bố tập bản đồ địa chất Mặt Trăng có độ chính xác cao đầu tiên trên thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát lệnh khởi công Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, đây là dự án cuối cùng thuộc tuyến cao tốc huyết mạch, chiến lược Bắc – Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau- TP. Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử từ ngày mai 22 tháng tư- Việt Nam và Australia có nhiều lợi ích chung trong hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu- Nga phản ứng về việc Hạ viện Mỹ thông qua gói trợ giúp trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine- Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc bác bỏ đề xuất của chính phủ nước này về việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học trong việc quyết định chỉ tiêu tuyển sinh sinh viên y khoa từ 50 đến 100% trong năm học 2025- Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ở Trung Quốc, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ
Chiều nay, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý kiến hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia và các cơ quan nhà nước đã thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp để hỗ trợ pháp lý hiệu quả hơn cho loại hình doanh nghiệp này.
Đang phát
Live