
VOV1 - Thực tế nhiều gia đình cho rằng đó là chuyện trong nhà bảo nhau còn phổ biến. Vì thế những người thân trong gia đình đôi khi chưa phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ trẻ em. Đôi khi chính con em mình bị đánh nhưng không lên tiếng bởi nghĩ rằng đấy là chuyện riêng.
VOV1 - Từ ngày 1/7/2025 thực hiện chính quyền hai cấp, kỳ vọng nhiều thủ tục hành chính sẽ được giảm bớt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực đất đai thuận tiện, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Đây được coi là bước đột phá mạnh mẽ về tư duy quản lý và phát triển doanh nghiệp.
VOV1 - Ngay sau ngày 1/7, triển khai chính quyền 2 cấp được kỳ vọng tạo đà cho thị trường BĐS hồi phục và “chuyển mình” phát triển, với tư duy hoàn toàn khác biệt. Đây cũng là nội dung chủ đề Diễn đàn “Đầu tư BĐS trong kỷ nguyên mới: tư duy mới tư duy mới, vận hội mới" do Tạp chí The Leader tổ chức.
VOV1 - Trong dòng chảy hội nhập sâu rộng của thế giới, việc Bộ Chính trị mới đây đã ban hành NQ số 59 càng khẳng định quyết tâm: Việt Nam không chỉ là một quốc gia “tham gia tích cực” vào các thể chế kinh tế toàn cầu, mà đang từng bước khẳng định vai trò là một “người kiến tạo cuộc chơi”.
VOV1 - Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 8% trở lên trong năm nay, các đại biểu Quốc hội đề nghị có những đột phá thể chế, đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả đầu tư công
VOV1 - Đúng ngày này 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến Hội nghị Y tế toàn quốc. Ngành Y tế lấy ngày này làm Ngày Thầy thuốc Việt Nam để tôn vinh, tri ân đội ngũ thầy thuốc – những người đã tự nguyện lấy việc chữa bệnh cứu người làm lý tưởng sống, lẽ hy sinh cho đời mình.
Văn học nghệ thuật không chỉ đóng vai trò là tấm gương phản chiếu xã hội mà còn là công cụ mạnh mẽ để truyền tải thông điệp và định hình tư tưởng. Trong bối cảnh hiện nay, văn học nghệ thuật vẫn là một kênh giao tiếp mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến dư luận xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tỉnh táo và cảnh giác trước những tác phẩm có dấu hiệu lợi dụng nghệ thuật để “bẻ lái” tư duy, làm sai lệch nhận thức của xã hội, song song đó cần bảo vệ những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, và luôn luôn đề cao trách nhiệm trong việc tiếp nhận và sáng tạo nghệ thuật.
Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực ở trong dân. Những tồn tại, hạn chế kéo dài đã nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới….Thể chế không phù hợp có thể gây ra những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước” Cùng với lập luận sắc bén, toàn diện về những yêu cầu và thách thức trong bối cảnh mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xem đây không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết, mà còn là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Không có thể chế phù hợp, những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước sẽ là gì? Những yếu tố nào để đổi mới tư duy lập pháp đạt được yêu cầu vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Việt Nam Kỷ nguyên vươn mình với chủ đề: "Nhận diện khúc quanh, khơi thông điểm nghẽn", với sự tham gia của vị khách mời là Luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên điều hành cấp cao Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 và Công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tới 6 chữ “Truyền thống - Liên kết - Bứt phá” để thể hiện nội dung của Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó là hoàn thiện các thể chế, chính sách cho Vùng phát triển mạnh trong thời gian tới. PV Xuân Lan thông tin:
Đồng bằng sông Cửu Long - trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. 49 năm qua, kể từ ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến nay, vựa lúa miền Tây liên tục có những bước chuyển mình, không chỉ bảo đảm lương thực cho cả nước, mà còn gia tăng xuất khẩu; Bước đầu thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xoay trục sản phẩm chủ lực thủy sản - trái cây - lúa gạo chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Từ đó, hình thành các mô hình chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, giá trị mang lại cao, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Đang phát
Live