Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại tỉnh Isfahan, Iran. Hoạt động này cũng đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Indonesia và tham dự Đại hội đồng AIPA 44; thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta- Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đến nay mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP tại nước ta đã vượt mục tiêu đề ra- Tặng bình chữa cháy cho hộ nghèo tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - mô hình cần nhân rộng- Do thiếu nguồn tạng nên trung bình mỗi ngày nước ta có khoảng 36 người phải giã từ cuộc sống vì không được ghép tạng- Chính quyền quân sự ở Niger đe dọa hành quyết Tổng thống Mohamed Bazoum nếu nước này bị can thiệp quân sự- Nga phóng thành công tàu thăm dò Luna 25 - đánh dấu bước khởi động lại chương trình thăm dò Mặt Trăng sau gần 50 năm
Sáng nay tại Hải phòng, Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp tổ chức Lễ phát động phong trào đăng ký hiến mô tạng, hưởng ứng ngày hiến tạng thế giới 13/8. Tại đây, các chuyên gia ước tính, tại nước ta, do thiếu nguồn tạng nên trung bình mỗi ngày có khoảng 36 người phải giã từ cuộc sống vì không được ghép tạng.
Phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã diễn ra hôm 9/8 vừa qua - thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024. Vẫn là… bên có – bên không; bên mong muốn nhiều – bên kỳ vọng không thay đổi. Hội đồng tiền lương quốc gia mới họp 1 lần, sẽ còn các phiên họp nữa dự kiến diễn ra vào quý Tư, mới có phương án trình Chính phủ. Việc điều chỉnh lương tối thiểu là quan trọng, cần thiết nhưng điều chỉnh tăng ở mức bao nhiêu, thực hiện từ thời điểm nào cho đảm bảo hợp lý, hài hoà lợi ích các bên… luôn là bài toán khó. Tính khách quan và công minh phải là yêu cầu tiên quyết mới mong việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024 hợp tình-hợp lý, hỗ trợ phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu, theo đó tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ chậm lại. Tuy nhiên có một điểm sáng: Ấn Độ, dự kiến tăng trưởng hơn 6% trong năm nay – cao hơn nhiều so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Đây không phải lần đầu tiên một định chế tài chính quốc tế có nhận định lạc quan về nền kinh tế của quốc gia Nam Á. Trước đó, Công ty phân tích tài chính S&P Global và Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027. Những yếu tố nào là cơ sở cho những đánh giá như vậy? Ấn Độ đang đặt ra lộ trình như thế nào để sớm trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới?
Lãi suất tiết kiệm giảm, tiền gửi dân cư chậm lại- Mức giá bán chung cư có thể nhích nhẹ dịp cuối năm- Điều chỉnh giá vé cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ 1/9 tới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Iran I-bra-him Rai-si, nhất trí các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới .- Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 khoảng 5 -6%.- Chương trình “Mạnh giàu từ biển quê hương”: Hun đúc tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.- Phát hiện nhiều vi phạm liên quan tới dự án trồng Sâm Ngọc Linh tại Kon Plông, Kon Tum.- Mưa ở miền Bắc còn diễn biến phức tạp, cảnh báo hơn 1.700 điểm sạt lở.- Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên kết nối với Việt Nam.- Hội nghị thượng đỉnh Amazon ra tuyên bố chung sau 2 ngày họp, nhưng chưa đạt đồng thuận về mốc thời gian chấm dứt phá rừng.- Cơ quan Quản lý Kênh đào Xuêz, Ai Cập trục vớt thành công tàu kéo bị chìm và giúp lưu thông hoạt động hàng hải của kênh đào này.
Vốn đang phải đối mặt với ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, tác động của El Nino, lạm phát thế giới tăng cao, giá gạo thế giới lại tăng lên từng ngày khi việc Nga chính thức rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen; và mới đây nhất là Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo...Trước tình hình giá gạo thế giới tăng mạnh, Việt Nam cần chớp thời cơ ra sao và vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? Ngành lúa gạo trong nước cần có chiến lược như thế nào trước những biến động liên tục của thị trường hiện nay và thời gian tới?
Theo dự kiến, ngày 9/8/2023, Hội đồng tiền lương Quốc gia cùng với các cơ quan liên quan xem xét, đánh giá thực trạng, mức độ sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, thu nhập của người lao động… Qua đó sẽ tính toán có điều chỉnh mức lương tối thiểu vào năm 2024 hay không; nếu điều chỉnh tăng thì ở mức nào. Vấn đề tăng lương tối thiểu vùng đã đặt ra những năm gần đây nhưng chưa thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động như mong đợi. Với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024 tới, người lao động kỳ vọng và mong mỏi điều gì? Chính sách điều chỉnh lương tối thiểu vùng tăng thế nào cho hợp lý, hợp tình? TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Tăng trưởng tín dụng thấp, chi phí đầu vào tăng khiến lợi nhuận của nhiều ngân hàng suy giảm.- Các địa phương sẽ công bố 40 dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.- Nhóm cổ phiếu bất động sản bứt phá, giúp VN-Index xác lập vùng đỉnh mới cho năm 2023.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 và 7 tháng năm 2023 diễn ra cuối tuần qua, mặc dù nhận diện còn nhiều khó khăn, thách thức, song, trên cơ sở kết quả kinh tế - xã hội tháng 7 tốt hơn so tháng 6, góp phần vào kết quả chung của 7 tháng; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “chưa thay đổi mục tiêu về tăng trưởng”. Như vậy trong 6 tháng cuối năm, phải đạt tăng trưởng khoảng 9%. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đặt trọng tâm chỉ đạo, điều hành là “ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…”. Đáng lưu ý, trong 6 nội dung chỉ đạo điều hành, Chính phủ nhấn mạnh việc “Ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng)” và “Rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và văn bản”. Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký VCCI, Trưởng Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live