Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS, tập hợp các nền kinh tế mới nổi gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là lần đầu tiên hội nghị BRICS được tổ chức theo hình thức trực tiếp kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra trong bối cảnh các quốc gia thành viên đang nỗ lực hướng tới trật tự thế giới đa cực, mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và tăng tỷ trọng trong GDP toàn cầu. Dự kiến, việc mở rộng BRICS sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này. Để có cái nhìn rõ nét hơn về hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra tại Nam Phi, phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.
Tổng thống Cộng hoà Ka-dắcx-tan Ca-xim Giô-mát Tô-cai-ép bắt đầu thăm chính thức nước ta theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.- Từ hôm nay, nền tảng Cửa khẩu số chính thức được áp dụng tại cửa khẩu Kim Thành, tỉnh Lào Cai giúp người dân và doanh nghiệp thuận tiện giao dịch.- Tối qua, Chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhạc sỹ, thi sỹ, họa sỹ Văn Cao diễn ra hoành tráng, ấn tượng tại Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường Cách mạng tháng Tám.- Cuộc đối thoại mới nhất giữa phái đoàn Cộng đồng kinh tế Tây Phi và chính quyền quân sự Ni-giê rơi vào bế tắc.- Thái Lan tiếp tục thắt chặt an ninh trước thời điểm bầu chọn Thủ tướng mới vào ngày mai.
Phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới đây - thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024. Vẫn là… bên có – bên không; bên mong muốn nhiều – bên kỳ vọng không thay đổi. Hội đồng tiền lương quốc gia mới họp 1 lần, sẽ còn các phiên họp nữa dự kiến diễn ra vào quý Tư, mới có phương án trình Chính phủ. Việc điều chỉnh lương tối thiểu là quan trọng, cần thiết nhưng điều chỉnh tăng ở mức bao nhiêu, thực hiện từ thời điểm nào cho đảm bảo hợp lý, hài hoà lợi ích các bên… luôn là bài toán khó. Tính khách quan và công minh phải là yêu cầu tiên quyết mới mong việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024 hợp tình-hợp lý, hỗ trợ phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.
Chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chịu bất cứ sức ép nào.- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp đại biểu các tôn giáo, nhân sĩ, trí thức tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh.- Chiều nay, cho ý kiến vào Dự án Luật đấu giá tài sản (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi Luật theo hướng khắc phục triệt để những vi phạm trong đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá trong lĩnh vực đất đai.- Các ngân hàng quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay.>BR>- Nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu soạn thảo các quy định về sử dụng Internet nhằm “cai nghiện” smartphone cho thanh thiếu niên.
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất, được cho là một tín hiệu tốt đối với thị trường, hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá trên thị trường bất động sản nước ta. Làm thế nào để triển khai ý tưởng này hiệu quả?- Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, trục lợi nhằm đẩy giá lúa gạo tăng cao.- 2 năm dưới quyền Taliban, những lời hứa ngày một xa vời.
Trước thực trạng giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu tăng cao đột biến, nguy cơ xảy ra tình trạng các cá nhân, tổ chức trục lợi, đẩy giá lúa gạo lên cao. Bên cạnh đó, xuất hiện những thông tin đồn thổi về nguy cơ thiếu lương thực gây hoang mang dư luận, lo lắng đối với người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lúa gạo trong nước hiện nay. Để chấn chỉnh tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 24 ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu Bộ công thương chỉ đạo Tổng cục QLTT “Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo”.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là học sinh, sinh viên trên trên cả nước bước vào năm học mới. Thời điểm này, những câu chuyện liên quan đến giáo dục là chủ đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp các trường đại học không tăng học phí kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực. Việc hoãn, tiếp tục chưa tăng học phí năm học 2023-2024 nhằm giảm gánh nặng cho người dân, đồng thời giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định này làm cho nhiều phụ huynh, học sinh thở phào, tạm trút gánh nặng học phí trước mắt, song cũng khiến các cơ sở giáo dục công lập - nhất là hệ thống trường đại học chịu nhiều áp lực. PGS TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận vấn đề này.
Hôm nay 12/8, tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức tập huấn tăng cường kỹ năng bán các sản phẩm OCOP qua phương tiện số cho thanh niên nông thôn.
Tỉnh Quảng Ninh có trên 400 hộ nghèo và khoảng 4.200 hộ cận nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều mới của địa phương. Với quyết tâm “mỗi hộ gia đình tự trang bị 1 bình chữa cháy” và “mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 1 người được tập huấn kiến thức, kỹ năng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” theo Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tích cực vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ bình chữa cháy và đẩy mạnh tập huấn các kỹ năng; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy, chữa cháy cho các hộ nghèo, cận nghèo.
Mỗi ngày có hơn 10.000 tàu cá và hàng nghìn ngư dân hoạt động, khai thác trên các vùng biển của Tổ quốc. Việc tăng cường hệ thống thông tin liên lạc cho ngư dân được các cấp ban ngành, địa phương và doanh nghiệp không ngừng xây dựng và củng cố. Những cánh sóng được lan tỏa, giúp hành trình giong buồm ra khơi của ngư dân an toàn, không chỉ giúp đánh bắt cá tôm đầy khoang mà còn góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong tiết mục hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe phóng sự: “Tăng cường thông tin biển đảo tới ngư dân” của nhóm PV Đài TNVN.
Đang phát
Live