Qua 9 tháng của năm 2020 đầy vất vả, kết quả tăng trưởng kinh tế được cơ quan thống kê công bố ở mức 2,12%. Tuy là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục lao đao vì dịch Covid-19, thì mức tăng trưởng dương này lại trở thành điểm sáng hiếm hoi, và nền kinh tế nước ta được dự báo sẽ có sức bật mạnh sau dịch. BTV Ngọc Diệu có bài bình luận: “Kỳ vọng chữ V tăng trưởng”.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định: hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước.- Đồng loạt khởi công xây dựng 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Đây là những đoạn được chuyển từ đầu tư BOT sang đầu tư công, hoàn thành vào cuối năm 2022, từng bước hình thành tuyến cao tốc trên tuyến Bắc - Nam hiện đại, có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao.- Đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trong cuộc đua tới Nhà Trắng. Các ứng cử viên tranh luận gay gắt về các chủ đề nóng có tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ thời gian qua.- Tân Thủ tướng Nhật Bản có thể sẽ lựa chọn Việt Nam cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên.- Hoa Kỳ trao tặng Việt Nam 100 máy thở mới sản xuất để góp phần phòng chống dịch Covid-19.- Phát hiện nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Kết quả đầu tư xã hội tăng gần 5% và quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công giúp duy trì đà tăng trưởng kinh tế, ổn định tâm lý nhà đầu tư. Nhận định của chuyên gia về những lưu ý trên thị trường hàng hóa thế giới khi bước vào quý 4 năm nay. Những thông tin này và một số hoạt động giao dịch đáng chú ý.
GDP 9 tháng qua của nước ta tăng hơn 2,1%, thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn đánh giá đây vẫn là "thành công lớn", trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Quả thực như vậy. Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang rơi vào suy thoái và chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19. Trong bức tranh nhiều màu xám ấy, các tổ chức quốc tế cũng có những nhận định, dự báo đầy lạc quan về tín hiệu tăng trưởng và phát triển của nước ta. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Điều gì đã giúp VN nhận được những đánh giá tích cực như vậy, trong bối cảnh các nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn còn khá lao đao vì dịch bệnh? Cần có lộ trình mở cửa nền kinh tế ra sao? Phải tiếp tục xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế như thế nào khi đại dịch COVID-19 còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp trong thời gian tới?
Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, chị Nguyễn Thị Minh Khuê “đầu quân” ngay cho 1 Tập đoàn Công nghệ thông tin có tên tuổi.. Song, ngay từ rất sớm khi nhóm đồng nghiệp cùng nhận thấy tiềm năng thương mại điện tử tại Việt Nam, 5 người đã quyết định rời công ty cũ, để thành lập một công ty khởi nghiệp với tên gọi lúc đầu là DKT, sau đổi tên thành Sapo. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với chị Nguyễn Thị Minh Khuê - Đồng sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo - về những kinh nghiệm khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử:
- Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.- Đại hội thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động toàn quốc lần thứ 10, giai đoạn 2020 – 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, thi đua thúc đẩy năng suất lao động, phát triển bền vững đất nước”.- Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 1,8% trong năm nay và tăng 6,3% trong năm tới.- Thẩm phán Mỹ chặn lệnh cấm tải ứng dụng Tiktok của Tổng thống Mỹ Donlad Trump.- Tháp đồng hồ Big Ben sắp lộ diện sau 3 năm trùng tu./.
- Ngân hàng gặp khó đối với phát mại tài sản.- Dự báo tăng trưởng tín dụng đạt 13% vào năm tới.- Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái vốn tại các doanh nghiệp ế ẩm.- Những thông tin mới nhất về giao dịch trên thị trường hàng hóa thế giới.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng chuẩn bị được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong tháng 10 tới, sau khi đã lấy ý kiến tại Đại hội đảng các cấp. Một trong những điểm mới của văn kiện lần này là đặt mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và 2030, tầm nhìn đến năm 2045, vạch ra một cột mốc quan trọng, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội là kết tinh trí tuệ và khát vọng của toàn dân tộc, nhưng, vẫn có những tiếng nói lạc điệu cho rằng: văn kiện đại hội Đảng qua các kỳ Đại hội nói đi nói lại những vấn đề cũ, còn mang tính giáo điều và không thực tiễn. Nhìn vào quá trình phát triển đất nước, rõ ràng, đó là quan điểm quy chụp, phiến diện và không thể chấp nhận. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong chuyên mục “Nhìn thẳng nói đúng” hôm nay với sự tham gia của GS-TS Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Những khó khăn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.- Lãi suất cho vay thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Hỗ trợ 1,18 triệu tỷ đồng cho khách hàng gặp khó khăn.Chính sách tài chính- tiền tệ của hệ thống ngân hàng đã tác động đến sự phục hồi của nền kinh tế.
- Mỹ bắt đầu kích hoạt trừng phạt Iran.- Thay đổi nhận thức để bảo vệ trẻ em gái ở Kon Tum.- Văn bản quy phạm pháp luật bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo: Nguyên nhân và cách khắc phục?- Sạt lở đến móng nhà, người dân phập phồng lo sợ.- Vì sao giá lợn hơi tăng trở lại trong khi các cơ quan chức năng nói sẽ giảm?- Nhiều nước Châu Âu siết chặt biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Đang phát
Live