- Siêu bão số 9 tăng lên cấp 14, giật cấp 17 đang di chuyển rất nhanh và có thể đổ bộ vào miền Trung sớm hơn dự báo. Giữa sáng mai tâm bão giật cấp 15 ngay trên đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng đang quyết liệt di dân triệt để tại những khu vực xung yếu tới nơi an toàn trước khi bão đổ bộ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập sở chỉ huy tiền phương tại Đà Nẵng do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo để ứng phó với bão số 9. Trong chương trình Thời sự trưa nay chúng tôi dành phần lớn thời lượng cập nhật diễn biến mới nhất của siêu bão này cùng các biện pháp ứng phó của chính quyền các cấp cũng như những khuyến cáo của các chuyên gia khí tượng dành cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
- Vốn FDI từ Nhật sẽ tăng tốc.- Thời điểm quan trọng để các ngân hàng tăng vốn.- Bộ Xây dựng thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại Tổng Công ty IDICO.- Thông tin Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
- Quản lý thị trường Đồng Nai: Phát hiện số lượng rất lớn phân bón giả.- Hải Dương: Hoàn tất hồ sơ chuyển Công an truy cứu hình sự đối với Công ty sản xuất hàng giả thương hiệu lớn nhất từ trước tới nay.- Tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tăng giá mặt hàng thiết yếu tại vùng lũ.
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.- Tang lễ 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Quảng Trị.- Trước diễn biến mưa lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân miền Trung, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là tập trung tiếp cận, cứu trợ khẩn cấp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho người dân vùng ngập lũ.- Bộ Công thương sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với những hành vi lợi dụng tình hình mưa lũ, thiên tai để tăng giá các mặt hàng thiết yếu. Đây là khẳng định của ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng Cục QLTT, Bộ Công Thương trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN.- Thêm 6 cơ quan báo chí của Trung Quốc bị Mỹ coi là phái bộ nước ngoài.- Nước Pháp tổ chức lễ tưởng niệm thầy giáo bị khủng bố hành quyết dã man hôm 16/10 vừa qua và khẳng định bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
- Dự báo tăng trưởng tín dụng cuối năm chỉ tăng khoảng 10%.- Quy định đối với hoạt động huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng từ năm 2021.-Phiên giao dịch cuối tuần qua, VN-Index giữ sắc xanh trên sàn giao dịch chứng khoán.
Trong ngày chính phủ Pháp công bố các biện pháp cụ thể sau khi Tổng thống nước này ban bố lệnh giới nghiêm chống dịch Covid-19, nước Pháp tiếp tục ghi nhận thêm một kỷ lục mới về số người nhiễm vi rút trong 1 ngày. Phóng viên Huỳnh Điệp - Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp, đưa tin.
- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Thu giữ lô hàng quần áo, túi xách giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng.- Hà Nội: kiểm soát chặt thị trường xe đạp điện, xe máy điện.- Quản lý thị trường Quảng Trị: kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá, chủ động ứng phó với mưa lũ.
Ngày 14/10 hàng năm được chọn là Ngày Tiêu chuẩn Thế giới, nhằm tôn vinh những lợi ích to lớn của tiêu chuẩn trong đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Chiều nay, tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10 và Hội thảo “Tiêu chuẩn thúc đẩy tăng trưởng xanh”. Tin của phóng viên Tạ Lan.
Thời điểm này, hầu hết các trường đại học trên cả nước đã hoàn thành công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2020. Dù đã được dự báo điểm chuẩn sẽ tăng mạnh do điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh cao, nhưng nhiều thí sinh và phụ huynh vẫn bất ngờ, bởi điểm trúng tuyển của nhiều ngành ở mức trên 29 điểm. Mức điểm chuẩn này vượt qua mức điểm kỷ lục của năm 2017 và là năm có nhiều thí sinh đạt điểm thi cao trong những năm gần đây. Vì sao điểm chuẩn năm nay lại tăng cao? Phóng viên Đài TNVN có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung này.
Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc sáng ngày 5/10/2020, tại Thủ đô Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng được Trung ương thảo luận tại Hội nghị lần này, đó là: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Phát biểu Khai mạc Hội nghị Trung ương 13, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các đồng chí ủy viên Trung ương nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, dự báo có cơ sở khoa học về tình hình những tháng cuối năm và các năm 2021, 2022, đặc biệt là xu hướng biến động của dịch bệnh và diễn biến tình hình thế giới và trong nước trên tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở đó, đánh giá đúng kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu năm 2020 để có các phương án bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế sát hợp với thực tế; Đồng thời, đề ra mục tiêu tổng quát, một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng cần tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Câu chuyện thời sự hôm nay có chủ đề "Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế nhằm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2020-2030” với sự tham gia đồng hành của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:
Đang phát
Live