Sáng 6/7, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GĐP trong quý III đạt 6,5-7%, lạm phát kiểm soát dưới 4,5%. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo các địa phương. Phiên họp được trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,67%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42%. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và TP.HCM đang hồi phục dù phải chịu tác động từ những khó khăn, nguy cơ bất ổn của kinh tế toàn cầu và những thách thức từ bên trong (vốn, thị trường tiêu thụ, chính sách) tác động đến sức khoẻ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 2 của TP.HCM ở mức 6,31%, thấp nhất so với các thành phố trực thuộc trung ương và khu vực. Thành phố đưa ra nhiều giải pháp, quyết tâm để thoát khỏi nguy cơ tăng trưởng chậm lại.
Sáng nay (29/6), Tổng cục thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong Quý 2 và 6 tháng qua. Với mức tăng trưởng GDP 6,42% trong 6 tháng đầu năm và những khởi sắc của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% mà Quốc hội đề ra là có thể đạt được trong năm 2024.
Quốc hội thông qua hàng loạt dự án Luật quan trọng trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, có hiệu lực từ ngày 1/8, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó. Nghị quyết kỳ họp thứ 7 thông qua sáng nay đồng ý cải cách tiền lương, với phương án tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng, lên 2, 34 triệu đồng/ tháng từ ngày 1/7.- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) quý 2 đạt 6,93%, vượt xa so với cùng kỳ năm trước. Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là động lực tăng trưởng của nền kinh tế.- Dự án đường dây 500kV Nam Định I - Thanh Hóa, một trong các dự án thành phần của đường dây 500 KV mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình tới Phố Nối, Hưng Yên sẵn sàng cho việc đóng điện toàn tuyến từ ngày mai (30/6).
Tại hội thảo công bố "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024" tổ chức sáng nay (20/6/2024), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra nhận định "Kinh tế nước ta trong năm 2024 có thể diễn biến theo 2 kịch bản". Kịch bản 1, tăng trưởng GDP 2024 ở mức 5,85%, lạm phát ở mức 4,5; Kịch bản thứ 2 là điều chỉnh chính sách tăng GDP 2024 ở mức 6.01%. Các nội dung liên quan đến “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” cũng được các đại biểu tập trung bàn thảo, phân tích làm rõ những cơ hội, thách thức và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới. Hai thách thức chính trong chuyển đổi năng lượng ở nước ta vẫn là cơ sở hạ tầng và kinh phí.
Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo là những điểm sáng nối bật trong bức tranh kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm nay. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học kinh tế, thuộc Đại học quốc gia.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Trong 5 tháng đầu năm 2024, CPI bình quân tăng hơn 4%; đầu tư nước ngoài tăng 2%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 9,1%; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng qua ước đạt gần 306 tỷ USD, tăng cao ở mức 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng cũng diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng trao đổi với TS Nguyễn Quốc Việt-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách-ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia .
- Khơi thông các điểm nghẽn - thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- Kết nối hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam - Singapore- Phỏng vấn bà Serene-Ng, Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch Singapore tại Việt Nam về các hoạt động hợp tác phát triển du lịch Việt Nam – Singapore
- Ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhằm đạt mục tiêu 6-6,5% gắn với giữ vững ổn định vĩ mô, tạo đà phục hồi - Chương trình hành động của Chính phủ về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”, xác định những mục tiêu cụ thể - Cần cơ chế, chính sách mới để tạo động lực phát triển doanh nhân là nội dung cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Đang phát
Live