Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung trong tuần tiếp tục nóng với nhiều diễn biến mới. Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành các sắc lệnh cấm mọi giao dịch với 2 công ty của Trung Quốc gồm ByteDance - chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok và Công ty Tencent - chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat. Các sắc lệnh sẽ có hiệu lực trong 45 ngày tới. Các sắc lệnh này được ban hành trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Trump trong tuần thông báo đẩy mạnh các biện pháp “thanh lọc” những ứng dụng không đáng tin cậy của Trung Quốc trong mạng lưới công nghệ số ở Mỹ. Tổng thống Trump cũng gọi những ứng dụng như TikTok và WeChat là “những mối đe dọa nghiêm trọng”. Có ý kiến cho rằng, không phủ nhận yếu tố “an ninh” mà Mỹ đưa ra nhưng “tảng băng chìm” lại là việc Mỹ đang thực sự lo ngại về tốc độ phát triển quá nhanh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ, có thể lấn át Mỹ và thống lĩnh thị trường toàn cầu. Để có phân tích sâu về cuộc chiến công nghệ giữa 2 “ông lớn” Mỹ - Trung, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia Trần Thanh Tuấn, Thông tấn xã Việt Nam.
Khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với các nguy cơ của làn sóng thứ 2, cuộc đua sản xuất vắc-xin cũng đang tăng tốc và ngày một khốc liệt hơn. Không phủ nhận mục tiêu tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả để ngăn ngừa virus Sars-CoV-2 gây dịch COVID-19, thế nhưng theo giới quan sát, đằng sau cuộc đua này lại là một “trò chơi địa chính trị” giữa các nước lớn trên toàn cầu. Tất yếu, một khi y tế, vắc-xin cũng rơi vào vòng xoáy “chính trị hóa” như rất nhiều lĩnh vực khác thì hệ quả sẽ vô cùng khó lường!
Du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19. Từ sau giãn cách xã hội, ngành du lịch đang thúc đẩy nhiều giải pháp nhằm thu hút khách tham quan, nghỉ dưỡng và sử dụng các dịch vụ sẵn có, với hy vọng kéo đà tăng trưởng. Thế nhưng, ở nhiều nơi đã, đang xuất hiện những cuộc chạy đua – chỉ chăm chăm thu hút càng nhiều khách tham quan càng tốt. Lợi dụng đợt cao điểm nhu cầu du lịch, cũng đã xuất hiện những kẻ lừa đảo, trục lợi, gây bức xúc, lo lắng trong dư luận - ảnh hưởng nỗ lực xúc tiến quảng bá toàn ngành du lịch Việt Nam sau nhiều thành công phòng, chống dịch. Đây là vấn đề đáng bàn, cùng với 2 khách mời là bà Bùi Thanh Thủy – Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Đại học Văn hóa và ông Đinh Ngọc Đức – Vụ trưởng Vụ Thị trường, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Tưởng rằng đại dịch Covid-19 đã phần nào “giảm nhiệt” tại nhiều quốc gia và khu vực, nhưng sau khi các nước nới lỏng phong tỏa và bắt đầu mở cửa biên giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải đưa ra nhiều cảnh báo, bày tỏ lo ngại trước tốc độ lây lan nhanh chóng trở lại của virus Sars-CoV-2, báo hiệu những nguy cơ mới do làn sóng Covid thứ 2 gây ra. Từ châu Á, châu Mỹ cho đến châu Âu, “bóng ma” Covid lại đang quay trở lại do nhiều nguyên nhân.
Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam cũng là thời điểm nước ta đang tái cơ cấu báo chí hay nói cách khác là quy hoạch báo chí. Đây được xem là cơ hội để báo chí phát triển đúng hướng, chính quy, bài bản, lành mạnh hơn, tránh chồng chéo, lãng phí và góp phần ngăn chặn được những vi phạm trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, sự thay đổi về quy mô hoạt động, tôn chỉ mục đích, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nhiều cơ quan báo chí. Vậy quy hoạch báo chí tác động thế nào đến người làm báo? Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập vấn đề này.
- Từ kết luận về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 của Bộ Chính trị để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước, đến những cơ hội và nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.- Sự trỗi dậy về kinh tế của Việt Nam cũng được nhấn mạnh trong cuộc khảo sát của Phòng thương mại Australia, các doanh nghiệp coi là nơi thuận lợi nhất để mở rộng kinh doanh, vượt qua Philippines và Myanmar trong những năm gần đây.- Các nước Ả Rập và dư luận quốc tế hoan nghênh "Tuyên bố Cairo" với kỳ vọng chấm dứt cuộc khủng hoảng và xung đột vũ trang kéo dài 9 năm qua tại Libya.- Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã lan rộng tại nhiều nước trên thế giới, khởi nguồn từ 1 vụ việc “cụ thể” từ nước Mỹ. Liên quan đến vấn đề này, chương trình có bình luận nhan đề “Đốm lửa nhỏ, ngọn lửa lớn”.
- Bộ Chính trị ban hành kết luận về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang.- Khởi động chương trình “Hành trình đỏ" lần thứ 8 với mục tiêu lan tỏa cho 600 nghìn người về hiến máu tình nguyện.- Giúp việc gia đình được ký hợp đồng, được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày mỗi tháng… Đây là những đề xuất đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định quy định về lao động là người giúp việc gia đình. Nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi liệu quy định này có khả thi khi đi vào thực tiễn cuộc sống?- Ông Joe Biden chính thức trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ. Đây là lần tranh cử thứ ba của ông Biden cho nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ.- Indonesia từ chối đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Trong khi đó, Chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng dịch Covid-19 làm vỏ bọc cho nỗ lực thúc đẩy các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá cao về năng lực đối phó với đại dịch Covid 19 và nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm nay có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra. Thưa quý vị và các bạn! Để đạt được mục tiêu này, vai trò của doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Thực tế, bên cạnh những khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phát huy nội lực, tăng khả năng thích ứng để phát triển bền vững.
Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và phương hướng quý 2 năm 2020 của TPHCM diễn ra chiều 24/4, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TPHCM đang phải đối mặt với các khó khăn thách thức khi dịch bệnh sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế vào quý 2. Tin của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TPHCM.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)