
Hiện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã không còn khu vực nào bị ngập lụt và chia cắt do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Chính quyền, lực lượng chức năng và người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão để sớm ổn định cuộc sống.
Sáng nay (12/9) tại tỉnh Cao Bằng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới CVĐC Toàn cầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (gọi tắt là hội nghị APGN) lần thứ 8 với chủ đề: “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng Công viên địa chất” . Hội nghị có sự tham dự của hơn 800 đại biểu trong nước, quốc tế.
Cùng với những mất mát về người và tài sản, Hà Nội còn chịu tổn thất nặng nề khác vì bão số 3, đó là hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ, trong đó có cả những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, là cây di sản, đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần, gắn bó sâu sắc với nhiều thế hệ người dân thủ đô. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để giải tỏa cây đổ, gãy, nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Vấn đề đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Hà Nội cần khẩn trương khôi phục hơn 25.000 cây xanh gãy, đổ như thế nào? Đâu là những bài học kinh nghiệm cần rút ra trong công tác qui hoạch, chọn giống, thiết kế cho đến quản lý, giám sát việc trồng cây trong đô thị? Phải làm gì để đảm bảo an toàn, phát triển cây xanh bền vững cho thủ đô, giảm thiểu tối đa thiệt hại trong mỗi mùa mưa bão? Ông Trần Thiện Hà – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công viên Cây xanh Việt Nam và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Hà, Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc. Hiện điều kiện sinh hoạt, ăn ở của người dân trong lũ lụt đang hết sức khó khăn. Ngành y tế nhận định, trong và sau mưa bão, lũ lụt, tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ… Vậy công tác này cần được xử lý như thế nào?
Trước những thiệt hại nặng nề đối với người, tài sản do cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ kéo dài trong những ngày qua gây ra tại một số tỉnh thành phía Bắc. Trong hai ngày (9-10.9.2024), Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex) đã ủng hộ các tổ chức và địa phương bị thiệt hại với tổng số tiền là 12 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ 5 tỷ đồng vào quỹ quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 2 tỷ đồng được Petrolimex gửi tới Ban Vận động cứu trợ tỉnh Yên Bái nhằm giúp đỡ địa phương khắc phục hậu quả thiên tai. Cũng trong chương trình hỗ trợ, Petrolimex dành ngân sách 3 tỷ đồng ủng hộ đồng bào tỉnh Sơn La và 2 tỷ đồng ủng hộ đồng bào tỉnh Cao Bằng. Petrolimex cho biết sẽ tiếp tục vận động 30 nghìn người lao động Petrolimex quyên góp, ủng hộ đến các địa phương bị ảnh hưởng./.
Theo báo cáo tổng hợp nhanh thiệt hại từ cơn bão số 3 của Bộ đội biên phòng, tại địa bàn biên giới, vùng biển từ Thừa Thiên Huế trở ra do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, đã làm chết 1 người, mất tích 3 tàu/16 người; chìm 41 tàu, 1 ca nô. Trôi dạt mắc cạn, hư hỏng 11 tàu/82 người, 5 bè; sập, tốc mái tôn hư hỏng 1.690 nhà, 1 điểm trường học, gãy đổ hư hỏng 228 ha hoa màu, cây trồng, khu nuôi trồng thủy sản và nhiều cột điện, đèn chiếu sáng.
Khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi.- Trường học biểu diễn xiếc - Điểm tựa tinh thần cho người dân Palestine
Năm học mới đã bắt đầu nhưng hàng trăm học sinh lớp 10 và phụ huynh ở xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông còn nhiều nỗi lo. Các em phải qua tỉnh Đắk Lắk hoặc Lâm Đồng để theo học bậc Trung học phổ thông. Có một ngôi trường cấp 3 để con em theo học tại chỗ là ước mong của cả chính quyền và người dân ở xã vùng 3 này.
Sáng nay (4/9), Trường Tiểu học Cư Pui 2, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ khai giảng tại điểm trường Ea Rớt. Đây là một trong những điểm trường vùng sâu khó khăn, được tổ chức lễ khai giảng sớm nhất của tỉnh.
Tin vui đối với ngành xuất khẩu sầu riêng khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm tra, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Tại Đắk Lắk, nơi có diện tích và sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước, tỉnh này đang tích cực chuẩn bị, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu tham gia xuất khẩu khi Nghị định thư có hiệu lực.
Đang phát
Live