
Bão số 3 – mang tên Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua, có cường độ rất cao, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và tác động, ảnh hưởng rất nặng nề trên phạm vi rất rộng ở hầu hết các địa phương Bắc bộ. Ước tính sơ bộ đến ngày 17.9 thiệt hại của cơn bão số 3 lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Nhiều vùng trồng trọt nông sản, nuôi thuỷ hải sản của người dân, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo bị mất trắng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ. Trong đó có khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Điều quan trọng nhất ngay lúc này là làm thế nào hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất, tái thiết hạ tầng thương mại để hoạt động kinh doanh, vận chuyển trở lại bình thường, cung cấp kịp thời hàng hoá cho dịp cuối năm và vụ Tết Nguyên đán sắp tới. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Tái thiết hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng hàng hoá ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
Các trận mưa lớn, ngập lụt do hoàn lưu bão số 3 đã làm toàn bộ diện tích cây đao giềng ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) bị thiệt hại. Đây là địa phương có diện tích đao giềng lớn nhất của tỉnh. Không riêng thu nhập năm nay, người làm miến ở Quy Mông còn lo mất khách hàng, thiếu củ giống để trồng vào những năm sau..
- Một số biện pháp các hộ dân có thể tự thực hiện để vệ sinh môi trường sau khi nước rút - Mưa lũ tại nhiều nước trên thế giới-Nguy cơ bão tăng cấp thần tốc do biến đổi khí hậu
Trong chương trình thời sự trưa nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát" của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được mệnh danh là bưởi “tiến vua”, mỗi năm mang về hàng chục tỷ đồng cho người dân địa phương. Xót xa thay khi vụ bưởi năm nay chuẩn bị thu hoạch, nước lũ đổ về gây ngập khiến nhiều hộ dân trồng bưởi trắng tay.
Cơn bão số 3 (Yagi) cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó ngành Giáo dục cũng chịu thiệt hại rất nặng nề. Bão đã khiến 59 học sinh, giáo viên tử vong và mất tích. Hiện còn 99 trường/điểm trường ở 6 tỉnh vẫn chưa thể dạy học do nước chưa rút hết. Nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái, thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng. Theo báo cáo của 18/26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ GD&ĐT tổng hợp, tính đến thời điểm ngày 16/9, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ước tính là: 1.260 tỷ đồng; hư hỏng 41.564 bộ sách giáo khoa. Ngành giáo dục khắc phục hậu quả và có giải pháp ra sao để sớm ổn định hoạt động giáo dục tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3? Ông Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, gần 10.000 ha lúa, trên 2.300 ha hoa màu, cây ăn quả lâu năm và gần 10.000 ha nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Vĩnh Phúc bị mất trắng, thiệt hại nghiêm trọng. Ngay khi nước rút, các địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương hỗ trợ người dân ổn định sản xuất, hạn chế thiệt hại sau lũ.
Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra công tác khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống và sản xuất nông nghiệp cho người dân
Do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão số 3, tỉnh Bắc Kạn có hơn 2.200 ha cây trồng bị ngập úng và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi... đây là thiệt hại rất lớn đối với một tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn, tổng diện tích cây trồng vụ mùa chưa đến 24.000 ha. Do đó, việc khắc phục sản xuất nông nghiệp cũng được chính quyền, người dân tập trung triển khai ngay khi lũ rút.
Ảnh hưởng bão lũ số 3 vừa qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với ngành thủy sản của nước ta, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất trắng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người nông dân, các hộ nuôi trồng thủy sản và toàn bộ chuỗi cung ứng tại các vùng. Vậy làm thế nào để khôi phục ngành thủy sản sau thiên tai, bão lũ? - Khách mời: PGS.TS Kim Văn Vạn - Trưởng Khoa Thủy sản - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đang phát
Live