Khai mạc Phiên họp thứ 54, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 11 sắp tới.- Các địa phương bắt đầu bàn giao danh sách trích ngang, hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.- Sáng nay, vaccine thứ 2 do Việt Nam sản xuất –vắc xin Covivắc chính thức thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.- Bắt đầu từ hôm nay, Cảnh sát giao thông cả nước ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn và ma túy.- Ít nhất 39 người biểu tình đã thiệt mạng trong khi nhiều nhà máy của Trung Quốc bị phóng hoả tại Mianma ngày hôm qua. Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đã kêu gọi đảm bảo an toàn cho các công ty và nhân viên Trung Quốc.- Nữ ca sĩ Taylor Swift thắng giải "Album của năm" tại Lễ trao giải Grammy 2021./.
Ngày 23/5 tới sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới. Để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, hiểu rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc bầu cử này, từ hôm nay, 15/3, kênh Thời sự VOV1 sẽ thực hiện chuyên mục “Hỏi đáp về bầu cử”, phát sóng trong các Chương trình Theo dòng thời sự từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Quý vị và các bạn chú ý đón nghe để có thêm những thông tin hữu ích và cùng tham gia có trách nhiệm vào cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật Thiên Thanh, giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến việc ứng cử Đại biểu Quốc hội và ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân. Cụ thể: - Những người nào không được ứng cử Đại biểu QH và HĐND? - Một người vừa ứng cử Đại biểu QH, vừa ứng cử Đại biểu HĐND các cấp có được không? - Người ứng cử Đại biểu QH và HĐND các cấp có thể là thành viên trong tổ chức phụ trách bầu cử, Ban bầu cử được không?
- Cơ hội mở cho người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND.- Mỹ tăng cường hợp tác với đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.- Cảnh báo về nạn “Tín dụng đen” và những hệ lụy ở vùng cao Điện Biên.- Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước bảo vệ dân thường trước nạn đói do xung đột
Sáng nay diễn ra phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các đại biểu cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Nhà nước để trình Quốc hội.- Từ hôm nay đến hết năm, Cảnh sát giao thông cả nước tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề nhằm kiểm soát tình trạng lái xe sử dụng ma túy, vi phạm nồng độ cồn.- COVIVAC - Vaccine Covid-19 thứ 2 của Việt Nam tiêm thử nghiệm lâm sàng mũi đầu tiên hôm nay.- Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và đang trong tháng Thanh niên, chương trình sáng nay chúng tôi giới thiệu mô hình Đảo Thanh niên xanh không rác thải nhựa được triển khai hiệu quả ở tỉnh Bình Định.- Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo cầm quyền tại Đức nhận hai thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử địa phương.- Iran khánh thành các dự án lớn đưa nước biển đã khử muối vào các khu vực nội địa khô cằn.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.- Tại phiên họp thứ 54 diễn ra vào ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội.- Hôm nay, Hà Nội sẽ cho mở lại phố đi bộ Hồ Gươm, trong khi chùa Hương sẽ đón du khách từ ngày mai.- Hiện đang là thời điểm mở biển thuận lợi nhất, nhưng việc thiếu lao động đi biển đã khiến nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung phải nằm bờ.- Trung bình, cứ 10 chung cư ở thành phố thì có một chung cư đang xảy ra tranh chấp, mà một trong những nguyên nhân chính là việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trì.- Lãnh đạo quân đội Myanmar khẳng định, sẽ chỉ nắm quyền điều hành đất nước cho đến khi bầu cử và sẽ chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng.- Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức ký ban hành gói cứu trợ Covid-19 lớn nhất lịch sử trị giá 1.900 tỷ đô la.
- Phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, bên cạnh các dự án phát triển kinh tế, cần chú trọng các dự án lĩnh vực văn hóa xã hội, trong đó có các bệnh viện lớn.- Phỏng vấn ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về quyền tự ứng cử tham gia Quốc hội của công dân.- Theo kế hoạch trong tháng 3 và tháng 4 tới, Việt Nam sẽ có 5,6 triệu liều vacxin Covid-19.- Bài 2 của loạt bài “ĐBSCL đi tìm lời giải “thuận thiên”.- Bế mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13, Trung QUốc xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức trên 6% trong khi có thể đạt tới 8%.- Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Mianma tiếp diễn trong hôm nay khiến ít nhất 7 người thiệt mạng. 10 năm sau thảm họa kép, sự sống đã hồi sinh trên khắp các khu vực bị động đất và sóng thần ở Nhật Bản.
“Được dân tin” đó là thành quả, là sự ghi nhận thiết thực nhất mà mỗi đại biểu dân cử mong muốn có được trong hoạt động của mình. Đó cũng là động lực, là sự thôi thúc để đại biểu dân cử vượt qua những khó khăn, thách thức làm tròn trọng trách được nhân dân tin cậy giao phó. Nhưng để dân tin, không cách nào khác, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải thuyết phục được cử tri bằng chính những việc làm, hoạt động cụ thể và cần thêm những cơ chế để đại biểu làm tròn vai của mình. Những cơ chế đó cần được lưu tâm ngay từ khâu bầu cử bởi chất lượng đại biểu Quốc hội phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng lựa chọn, bầu cử. Trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, phóng viên Vân Hồng có cuộc trò chuyện với đại biểu K’Sor H’Bơ Khắp để giúp quý vị hiểu hơn về hoạt động, về những tâm tư, trăn trở của đại biểu dân cử cũng như những mong muốn của cử tri vào chất lượng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới
Nâng cao quyền của phụ nữ trong đời sống chính trị - xã hội là một cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam với nhân dân và thế giới. Trong chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ như là một giải pháp phát triển xã hội bền vững, là tương lai tốt đẹp của đất nước. Đóng góp của các nữ đại biểu Quốc hội qua các khóa Quốc hội là một trong những ví dụ cho thấy phụ nữ đã dần khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động chính trị.
Lập pháp là chức năng quan trọng hàng đầu của Quốc hội, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã dành nhiều thời gian tập trung cho công tác lập pháp, thể chế hóa kịp thời Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội, cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức, chính quyền địa phương. Quốc hội thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng các văn bản luật, thể hiện sự kiên quyết với những văn bản không đảm bảo yêu cầu. Mặc dù vậy, công tác lập pháp vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập. Đổi mới và tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, được Đảng ta xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 20221 -2026 vào ngày 23/5/2021 đang tích cực được triển khai... Thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội và ĐBHĐND các cấp từ các khóa trước cho thấy, nếu chuẩn bị tốt, thận trọng, khách quan, đúng quy trình, thủ tục thì sẽ lựa chọn được những người thực sự tiêu biểu, có đủ đức, đủ tài, xứng đáng vào Quốc hội. Ngược lại, nếu chuẩn bị không kỹ sẽ không giới thiệu được người xứng đáng để bầu vào Quốc hội, có thể ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hoạt động của Quốc hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
Đang phát
Live