Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Trưởng đoàn Việt Nam vừa tham dự Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF) - trình bày Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023 của Việt Nam và làm việc với các cơ quan Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo và công nghệ; nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và thu hút nguồn lực về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế; xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao. Báo cáo rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) về thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) năm 2023 của Việt Nam, do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại Diễn đàn đã khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm, đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. PV Xuân Lan thông tin:
- Lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thi công sân bay Long Thành- Đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công tư phát triển hạ tầng- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Bình Dương dốc toàn lực để thúc đẩy tăng trưởng
Trước đây, đa phần công việc trong công tác quản lý, vận hành lưới điện phải thực hiện thủ công, người lao động rất vất vả do lưới điện Việt Nam trải dài, đi qua nhiều địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở, khó khăn. Những năm qua, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư, áp dụng công nghệ mới giúp phát hiện nhanh các sự cố để kip thời xử lý, thực hiện nhiều việc trên lưới điện đang mang tải… qua đó, vừa giúp giảm sức lao động nặng nhọc, vất vả, vừa góp phần đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định cho kinh tế và đời sống. “Coi trọng chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của vị khách mời là ông Lưu Việt Tiến - Phó TGĐ Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT).
Tỉnh Trà Vinh tập trung giải ngân nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cho kịp tiến độ. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giải ngân được 56 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giải ngân đạt gần 500 triệu đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân đạt 47 tỷ đồng. Tiến độ giải ngân vốn này còn chậm so với kế hoạch.
Thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh được trung ương phân bổ gần 883 tỷ đồng và vốn ngân sách tỉnh đối ứng 570 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã giải ngân được hơn 103 tỷ đồng, đạt hơn 12% tổng kế hoạch vốn; trong đó, vốn ngân sách Trung ương giải ngân đạt 13% kế hoạch; vốn địa phương đối ứng đạt gần 16%.
Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật là một nội dung được Công đoàn các cấp Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) phát động trong những năm qua nhằm đảm bảo vận hành an toàn lưới điện quốc gia; đóng góp vào Chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; chào mừng Đại hội Công đoàn Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT) lần thứ 4 (nhiệm kỳ 2023-2028) và kỷ niệm 15 năm thành lập Tổng Công ty (ngày 01/07/2023). Với tinh thần “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”, chương trình đã được gần 1.000 cán bộ, công nhân viên chức trong toàn PTC3 hưởng ứng nhiệt tình, đem lại nhiều kết quả thiết thực.
Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia 2023. Việc phòng ngừa gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ tinh vi, đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Nhằm góp phần ngăn chặn thiết bị gian lận trong thi cử, đảm bảo công bằng, an ninh, an toàn cho kỳ thi năm nay, các lực lượng chức năng đã và đang tăng cường kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý các hành vi kinh doanh, mua- bán thiết bị ghi âm, ghi hình, thiết bị truyển phát tín hiệu… trên cả thị trường truyền thống, thương mại điện tử và mua- bán online.
Thu hút, trọng dụng nhân tài đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ sớm và đã ban hành nhiều chính sách. Cụ thể hóa các chính sách đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản cụ thể khác nhau. Các địa phương đã tích cực triển khai các cơ chế đãi ngộ cụ thể như ưu tiên tuyển thẳng, ưu đãi cấp nhà, chính sách lương và hỗ trợ ban đầu, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng. Vậy nhưng, trong thực tế, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn nên chưa giữ chân được người tài và chưa thúc đẩy được những đóng góp của họ vào lợi ích chung của đất nước. Thực tế này đòi hỏi đề án chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài phải có tư duy đột phá.
Giải Báo chí Quốc gia 2022, Hội đồng chung khảo đã chọn được 157 tác phẩm vào chung khảo và sẽ trao 9 Giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải Khuyến khích cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất. Theo nhận xét của đại diện Hội đồng chấm Giải báo chí Quốc gia 2022, năm nay nhiều tác phẩm có tính phát hiện vấn đề mới, phản biện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, là nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch Covid-19, các vấn đề xã hội nóng như: buôn người, tình trạng đẻ thuê ngầm… Nhiều tác phẩm chân thực, xúc động lay động lòng người, thể hiện sự dấn thân của phóng viên, có tính lan toả cao trong xã hội.
Với thính giả nghe Đài TNVN, thường chỉ nhớ tới các phóng viên, BTV, phát thanh viên, mà ít khi biết tên tuổi và sự cống hiến thầm lặng của những cán bộ phía sau cánh sóng. Một trong số đó là những kĩ thuật viên làm nhiệm vụ tại các trạm phát sóng trên khắp cả nước. Hầu hết, đó đều là những địa điểm xa xôi, hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn, nhưng tất cả các cán bộ luôn ý thức nhiệm vụ chính trị khi được lãnh đạo Đài TNVN phân công, giao phó. Đó là đảm bảo giữ vững, thông suốt làn sóng quốc gia, chuyển tải thông tin của Đảng, Nhà nước, xã hội tới mọi người dân. Kỉ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, mời quý vị cùng phóng viên Hùng Cường đến thăm Trung tâm Phát sóng Quốc gia Chiêu Lầu Thi (tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) và gặp gỡ các cán bộ đang làm nhiệm vụ ở đây.