Những ngày gần đây, học sinh, phụ huynh và giáo viên đang hồi hộp chờ xem Sở GD&ĐT nơi mình sinh sống quyết định có thi môn thứ tư vào lớp 10 hay không? Và nếu có thì đó sẽ là môn nào? Trong khi Hà Nội vẫn chưa có phương thức tuyển sinh lớp 10 thì các địa phương đã công bố nhiều phương án tuyển sinh năm 2023-2024, trong đó nhiều địa phương thông báo những điều chỉnh mới để giảm áp lực cho kỳ thi đầu cấp và chỉ thi 3 môn. Đặc biệt, có địa phương không tổ chức thi tuyển vào lớp 10, thay vào đó là xét tuyển. Trong bối cảnh, các năm qua, nhiều địa phương tổ chức thi tuyển vào lớp 10 quá căng thẳng, mệt mỏi, biến thành một cuộc “chạy đua” gắt gao, thì bài toán làm thế nào để có một phương thức tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp, giảm áp lực cho học sinh, giảm tốn kém cho xã hội lại được đưa ra bàn thảo. Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc cùng bàn luận câu chuyện này.
Sáng nay, (15/02/2023), tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã đồng chủ trì buổi làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về dự án đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện và lưới điện, tình hình cân đối tài chính của EVN năm 2022-2023 và xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023. PV Nguyên Long thông tin:
Quảng Ninh trở thành địa phương đầu tiên của cả nước hoàn thành chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025, sớm hơn 3 năm so với yêu cầu của Trung ương.- Bộ Xây dựng đề xuất gói 110.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội qua các ngân hàng thương mại.- Tập đoàn FLC kiến nghị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM xem xét lại việc hủy niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu từ ngày 20/2 này.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, xe khách đi vào đường cấm ở Quảng Nam sáng nay làm 8 người thiệt mạng.- Quan hệ Israel – Palestin tái diễn căng thẳng, sau khi Israel hợp pháp hóa thêm 9 khu định cư ở Bờ Tây, vốn được xem là vùng lãnh thổ của nhà nước Palestine trong tương lai.- Thế giới chứng kiến nhiều cách thổ lộ tình yêu độc đáo trong ngày Lễ tình nhân hôm nay.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ là một mắt xích, đồng minh chiến lược quan trọng của phương Tây là một sự thật hiển nhiên lâu nay không phải bàn cãi. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã khác, mỗi bên cũng có những tính toán chiến lược riêng - đẩy mối quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mới nhất, Ankara đã triệu hàng loạt Đại sứ các nước phương Tây và cảnh báo về việc đóng cửa lãnh sự quán do lo ngại an ninh; đồng thời cáo buộc các nỗ lực can thiệp bên ngoài vào các cuộc bầu cử quan trọng chuẩn bị diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều gì đang diễn ra trong mối quan hệ nhiều trắc trở giữa phương Tây và một đồng minh khó lường như Thổ Nhĩ Kỳ?
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây có nguy cơ căng thẳng khi nước này vừa triệu các đại sứ và đại diện của 9 nước phương Tây đến trụ sở Bộ Ngoại giao để phản đối việc hàng loạt các lãnh sự quán tại Istanbun đóng cửa do quan ngại về an ninh. Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích việc các lãnh sự quán châu Âu tại Istanbun đóng cửa là nỗ lực nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nước này diễn ra vào tháng 5 tới, cho rằng, đây là cuộc chiến tranh tâm lý chống Thổ Nhĩ Kỳ và tìm cách gây bất ổn cho nước này. Trước đó, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã khuyến cáo công dân không tham gia các sự kiện đông người và tránh đến các điểm nóng du lịch ở trung tâm thành phố Ixtanbun do lo ngại nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng. Các cảnh báo an ninh xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Phương Tây đang gấp rút cung cấp khí tài quân sự tân tiến cho Ukraine và huấn luyện cho binh sĩ nước này sử dụng, để chống lại Nga. Dư luận đang dấy lên nhiều lo ngại cho rằng, Ukraine sẽ sử dụng các loại vũ khí này để tấn công lãnh thổ Nga. Mát-xcơ-va lập tức đưa ra cảnh báo “sắc lạnh”.
Từ ngày 6 đến 10/2, các thanh niên trong cả nước được tuyển chọn, có sức khỏe tốt, có nhiệt huyết và có trách nhiệm sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho lễ giao nhận quân tại các địa phương đã hoàn tất.
Hôm nay (5/2), Liên minh châu Âu (EU) chính thức cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga như dầu diesel, nhiên liệu máy bay, xăng và dầu sưởi. Cũng kể từ ngày hôm nay, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia áp giá trần đối với các sản phẩm dầu của Nga. Những động thái cứng rắn này đang đẩy cuộc chiến năng lượng Nga - phương Tây ngày càng gay gắt với những hệ lụy khó lường.
Những ngày này, dự án đường cao tốc Bắc – Nam được quan tâm hơn bao giờ hết khi chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công, nhằm kết nối toàn bộ hệ thống cao tốc từ Bắc vào Nam trong 3 năm tới. Vậy, hiện tại tiến độ các dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam triển khai ra sao? Vai trò chủ động của chính quyền địa phương có dự án đi qua như thế nào?
Ngày 02/02, phát biểu tại buổi hòa nhạc nhân kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong trận Stalingrad, Tổng thống V.Putin tuyên bố, Nga sẽ đáp trả các mối đe dọa của phương Tây và không chỉ sử dụng xe bọc thép.
Đang phát
Live