Phương Tây đang gấp rút cung cấp khí tài quân sự tân tiến cho Ukraine và huấn luyện cho binh sĩ nước này sử dụng, để chống lại Nga. Dư luận đang dấy lên nhiều lo ngại cho rằng, Ukraine sẽ sử dụng các loại vũ khí này để tấn công lãnh thổ Nga. Mát-xcơ-va lập tức đưa ra cảnh báo “sắc lạnh”.
Hôm nay (5/2), Liên minh châu Âu (EU) chính thức cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga như dầu diesel, nhiên liệu máy bay, xăng và dầu sưởi. Cũng kể từ ngày hôm nay, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia áp giá trần đối với các sản phẩm dầu của Nga. Những động thái cứng rắn này đang đẩy cuộc chiến năng lượng Nga - phương Tây ngày càng gay gắt với những hệ lụy khó lường.
Ngày 02/02, phát biểu tại buổi hòa nhạc nhân kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong trận Stalingrad, Tổng thống V.Putin tuyên bố, Nga sẽ đáp trả các mối đe dọa của phương Tây và không chỉ sử dụng xe bọc thép.
Ngày 23/01, trả lời tờ “Luận chứng và sự kiện” của Nga, Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng Vũ trang Nga Valery Gerasimov tuyên bố, gần như toàn bộ phương Tây tập thể đang chống lại quân đội Nga.
Tổng thống Ukraine thừa nhận “tiền tuyến đang gặp khó khăn”. Phương Tây ráo riết họp bàn tìm cách viện trợ quân sự thêm cho Ukraine, dù Tổng thống Ba Lan cho rằng, có thể phương Tây đã “quá mệt mỏi” với cuộc xung đột này. Trong khi đó, Nga cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến hạt nhân có thể xảy ra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua ra lệnh cho quân đội nước này tạm thời ngừng bắn tại Ukraine nhân lễ Giáng sinh của Chính thống giáo. Trong khi Ukraine và các đồng minh phương Tây phản ứng thận trọng, Liên hợp quốc đã ngay lập tức hoan nghênh động thái, đồng thời kêu gọi các bên nhanh chóng nối lại đàm phán.
Tuần qua, một trong những chủ đề nóng được quan tâm hàng đầu trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin là quan hệ Nga - phương Tây. Theo đó, dù tuyên bố sẵn sàng đối thoại nhưng ông Putin đã khẳng định Nga không chấp nhận NATO mở rộng về phía Đông đồng thời chỉ trích chính quyền Ucraina không thực hiện các thỏa thuận Minsk để giải quyết căng thẳng. Nhìn lại năm qua, giới quan sát cho rằng, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Vậy những yếu tố nào đã chi phối bầu không khí nóng bỏng Nga - phương Tây trong năm qua? Liệu những mâu thuẫn và nghi kỵ giữa các bên có triển vọng tháo gỡ trong một thế giới đa cực như hiện nay?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư tới ngành Dân số Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống- Tiếp tục giảm 37 khoản phí, lệ phí đến hết tháng 6/2022- Bộ Xây dựng vào cuộc kiểm soát nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản- Người dân Sudan tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối sự lãnh đạo của chính quyền quân sự- “Trò chơi cân não” đằng sau cuộc khủng hoảng an ninh Nga và phương Tây
Những tháng cuối năm, mối quan hệ nhiều duyên nợ Nga - phương Tây liên tục căng thẳng với nhiều diễn biến mới phức tạp. Trong khi biên giới Nga - Ukraina hay khu vực Biển Đen tăng nhiệt với các cuộc tập trận, hiện diện quân sự thì cùng lúc, Nga tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Các bên cũng liên tục cáo buộc, răn đe và cảnh báo nhau về các động thái xâm lược hay tấn công quân sự tiềm ẩn. Quan hệ Nga-Phương Tây cũng là một trong những chủ đề nóng trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin vừa diễn ra ngày hôm qua (23/12). Giới quan sát cho rằng, năm qua, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, nhiều thời điểm thậm chí đã tiệm cận lằn ranh đỏ của những kịch bản xấu nhất.
Quan hệ Nga - phương Tây: Tiệm cận lằn ranh đỏ”- F0 bị bỏ mặc, làm thế nào để khắc phục?- Trào lưu đón Giáng sinh theo hướng xanh và bền vững của Nhật bản
Đang phát
Live