
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Tỉnh Đắk Nông đang chỉ đạo các sở ngành, chính quyền các huyện triển khai quyết liệt Luật Đất đai 2024, tận dụng cơ hội để khơi thông đất đai cho phát triển kinh tế, xã hội. Đó là khẳng định của ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông tại buổi họp báo tổ chức hôm nay (24/10).
Từ 7-8/11/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia NIC, cơ sở Hòa Lạc sẽ diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” do NIC phối hợp cùng Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI) tổ chức. PV Xuân Lan thông tin:
Hôm nay, ngày làm việc thứ 2 và cũng là ngày làm việc quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 đang diễn ra tại thành phố Kazan, LB Nga. Các đại biểu tiến hành các phiên họp toàn thể ở cả dạng thức kín và công khai. Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp làm việc với các lãnh đạo cao cấp và các tập đoàn kinh tế lớn của Nga.
Chủ trương đầu tư, phát triển, chế biến dược liệu mà tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện đang là chìa khoá mở ra cơ hội thoát nghèo cho người Xơ Đăng. Với chính sách của tỉnh, bà con dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao, gồm: Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plông có điều kiện để trồng nhiều loại cây dược liệu, bước đầu tăng thu nhập, cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các nhà thuốc không phải kê khai giá thuốc bán lẻ. Tuy nhiên trong Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Dược sẽ đựoc trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 tới có quy định phải kê khai giá thuốc bán lẻ với cơ quan quản lý trên địa bàn, cùng với việc phải niêm yết giá trên sản phẩm theo quy định. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số được Bộ Y tế và Báo Tuổi Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức ngày 19/10, tại Hà Nội.
Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 diễn ra sôi nổi trong 3 ngày từ 17/10 đến 19/10, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chương trình năm nay có sức hút lớn, thu hút hơn 15.000 lượt khách tham quan và nhận được rất nhiều sự quan tâm tham dự và ủng hộ của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo.
Những năm gần đây, phụ nữ Điện Biên ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng, khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế địa phương, thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”.
Theo các chuyên gia, phát triển khu công nghiệp sinh thái gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đang ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam không phải là ngoại lệ trong tiến trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26). Đây cũng là một trong những lợi thế để Việt nam thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. PV Xuân Lan đã phỏng vấn ông Alessandro Flammini- Điều phối viên quốc tế, Trưởng kỹ thuật chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu I của Tổ chức UNIDO về vấn đề này: