Bài 2: “Đạo đức cách mạng là gốc rễ của người cán bộ, đảng viên” Thưa quý vị và các bạn! Trong bài viết thứ nhất của loạt bài “Bước đột phá về công tác cán bộ ở Hà Tĩnh - việc khó phải làm” đã phần nào làm rõ về cách làm của Hà Tĩnh trong việc tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ở địa phương, được đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đào tạo cán bộ không được làm qua loa, đại khái... mà phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng cây cối quý”. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe tiếp bài viết 2 của PV Sỹ Đức với nhan đề: “Đạo đức cách mạng là gốc rễ của người cán bộ, đảng viên”
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 19 nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Quy hoạch tỉnh đã xác định mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước; đến năm 2050 là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng vùng Bắc Trung bộ và cả nước.Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, Hà Tĩnh xác định yếu tố cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, Hà Tĩnh đã tập trung xây dựng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nhất là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì sự phát triển của tỉnh. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp phải đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.Thực tế, Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện, cụ thể hóa ra sao, đâu là cách làm sáng tạo, tháo gỡ tồn tại để đạt kết quả mà Nghị quyết đặt ra. Phóng viên Sỹ Đức thực hiện loạt bài “Bước đột phá về công tác cán bộ ở Hà Tĩnh - việc khó phải làm”. Bài thứ nhất có nhan đề “Tạo nguồn cán bộ trong Đảng”
Loạt bài: Bước đột phá về công tác cán bộ ở Hà Tĩnh - việc khó phải làm Thưa quý vị và các bạn! Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 19 nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Quy hoạch tỉnh đã xác định mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước; đến năm 2050 là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, Hà Tĩnh xác định yếu tố cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, Hà Tĩnh đã tập trung xây dựng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nhất là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì sự phát triển của tỉnh. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp phải đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Thực tế, Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện, cụ thể hóa ra sao, đâu là cách làm sáng tạo, tháo gỡ tồn tại để đạt kết quả mà Nghị quyết đặt ra. Phóng viên Sỹ Đức thực hiện loạt bài “Bước đột phá về công tác cán bộ ở Hà Tĩnh - việc khó phải làm”. Bài thứ nhất có nhan đề “Tạo nguồn cán bộ trong Đảng”, mời qúy vị cùng nghe.
Đảng và Chính phủ đã xác định phương hướng phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, để đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển. Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Nhân ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, Diễn đàn Chủ nhật bàn chủ đề: "Xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi xanh". Các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam.- Ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), kết nối trực tiếp hai đô thị loại đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người, 17 đô thị loại 1 có quy mô dân số từ 500 nghìn người trở lên. Dự án hoàn thành, sẽ tăng năng lực vận tải đường sắt, kết nối và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, tác động lan tỏa tổng thể tới nền kinh tế.
Triển khai Nghị quyết số 06, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị và Quyết định số 891, ngày 22/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng vừa công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là bản quy hoạch mang tính khoa học và thực tiễn cao, phù hợp với tốc độ đô thị hóa rất nhanh của nước ta. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu như: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70% với số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%. Mức sống của người dân nông thôn gần với mức sống của khu vực đô thị… sẽ còn rất nhiều vấn đề đặt ra.
Ngày này 70 năm trước, mùng 10/10/1954, hàng vạn người dân Thủ đô hân hoan đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự kiện đánh dấu ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. 70 năm đã qua, Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những bước tiến vững chắc, “vươn mình” mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm lớn về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
“Định hướng phát triển kinh tế TP.HCM phải xác định địa bàn phát triển đô thị, tổ chức bộ máy, lực lượng con người để thực hiện” là 3 vấn đề cần tập trung thời gian tới được Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nêu lên tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu MTTQ TP.HCM lần thứ XII diễn ra ngày 3/10.
Tập đoàn công nghệ Ericsson và Mobifone vừa ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) để thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo 5G (5G Innovation Hub). Theo đó, trung tâm sẽ được trang bị các thiết bị tiên tiến, màn hình tương tác và nhiều tài nguyên đào tạo phong phú, nhằm giới thiệu các ứng dụng 5G sáng tạo, thể hiện tiềm năng của 5G cho người dùng và doanh nghiệp.
- Ngân hàng phát triển châu Á nhận định, Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực đạt các mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra - Thị trường Halal tại Indonesia - Mới mẻ và tiềm năng với Việt Nam - Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia tập trung đào tạo nguồn nhân lực hướng đến chuyển đổi xanh
Đang phát
Live