Chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ chế, chính sách, nhà ở xã hội đã giúp nhiều người dân có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp... được cải thiện chỗ ở. Phát huy sự ưu việt của chính sách, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng lập Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030." Đây sẽ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm, từng giai đoạn; từ đó, quan tâm, dành đủ nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn tới; góp phần thúc đẩy, khơi thông thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững./.
2022 là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02%, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp – gia tăng sức hút thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn. Dòng chảy kinh tế hôm nay, xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi của phóng viên Thu Trang với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, tại Pháp – góp một góc nhìn về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những điểm nghẽn cần tháo gỡ, để khát vọng Việt Nam thịnh vượng trở nên gần gũi hơn.
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội... - Ngày 01/8/2022 Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm “hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng”, Lào Cai được xác định là một “cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng”, là “trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”. - “Phát huy lợi thế “trục động lực” kết nối kinh tế khu vực và cả nước” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật được Kênh Thời sự - VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Lào Cai thực hiện chào mừng năm mới Quý Mão 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. - Khách mời của chương trình là ông Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân.
Huyện Na Hang có trên 21.000 ha rừng đặc dụng, rừng tự nhiên lớn nhất ở tỉnh Tuyên Quang. Rừng Na Hang có 2.000 loài động, thực vật quý hiếm, như: Trai, đinh, hoàng đàn, trầm gió… voọc mũi hếch, voọc đen má trắng. Thời gian gần đây, huyện Na Hang đã có nhiều biện pháp quyết liệt để bảo vệ, phát triển rừng bền vững. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Từ cuối thế kỷ 19, Hải Phòng đã trở thành một trong những đô thị - Cảng biển lớn, với nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu, mang dấu ấn kiến trúc của người Pháp. Qua thời gian, những di sản văn hóa, kiến trúc với tuổi đời hàng trăm năm vẫn đang được gìn giữ và bảo tồn, góp phần tạo nên diện mạo vừa hiện đại vừa cổ kính với những nét độc đáo của thành phố Cảng hôm nay.
Văn hóa - một nguồn lực to lớn, quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước nhanh và bền vững.- Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm đầu tư hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và là lựa chọn chiến lược cho quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng.- Giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu dịp Tết nguyên đán ổn định, không có biến động lớn.- Slovakia thất bại trong cuộc trưng cầu ý dân về việc sửa đổi hiến pháp để có thể tổ chức bầu cử sớm.
Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của người Việt Nam. Trải qua thời gian, ngày nay, trong nhịp sống hối hả, trong tâm thức của nhiều người Việt, Tết vẫn là dịp gia đình đoàn tụ cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau thăm hỏi người thân, cùng nhau đi lễ, chúc tết đầu năm… cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Nhiều phong tục ngày Tết vẫn được lưu giữ từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác như cúng ông công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, dọn dẹp nhà cửa, bày mâm ngũ quả, đón giao thừa, xông đất, hái lộc, đi lễ đầu năm, lì xì… làm cho Tết của người Việt có những nét rất riêng. Tuy nhiên, từ thực tế “đón Tết” những năm qua, khi những phong tục đẹp không còn giữ được ý nghĩa ban đầu, hoặc không còn được duy trì ở nhiều gia đình, thì đã có những tranh luận, liệu thời “4.0”, Tết có mất dần ý nghĩa, sự thiêng liêng? Làm sao để gìn giữ, phát huy những nét đẹp của Tết cổ truyền, để Tết trở thành nguồn năng lượng cho mỗi người, mỗi nhà, góp phần tạo thành sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của quốc gia? TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội sẽ cùng bàn luận về nội dung này.
Tại thành phố Đà Nẵng, dù chưa chính thức khai trương nhưng đường hoa xuân Quý Mão 2023 hấp dẫn người dân và du khách. Hình ảnh linh vật Mèo - Quý Mão 2023 với nhiều sắc màu mang đến nhiều cảm xúc thú vị cho người dân và du khách.
Hôm nay 17.01, tức 26 tháng Chạp Nhâm Dần. Chỉ còn vài ngày nữa, chúng ta đón Xuân mới Quý Mão, cái Tết- mùa Xuân đầu tiên hoàn toàn trở về “bình thường” sau 3 năm đại dịch Covid 19 xuất hiện trên toàn cầu. Khắp mọi miền đất nước, không khí Tết đã ngập tràn. Mong Tết ấm, Xuân an tới mọi nhà, và kỳ nghỉ Tết sẽ là dịp tiếp thêm nguồn năng lượng cho mỗi người, chứ không phải là gánh nặng, là sự đình trệ lao động sản xuất, trì níu sự phát triển.
Năm 2023 sẽ là một trong những năm đáng nhớ nhất trong hành trình phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, khi các tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết 23 của Bộ chính trị về phát triển Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để đạt được mục tiêu của nghị quyết: xây dựng Tây Nguyên từ vùng kém phát triển nhất, thành vùng kinh tế khá của cả nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân, cộng đồng doanh nghiệp ở Tây nguyên đang tích cực tìm hiểu và triển khai. Chương trình hành động của Chính phủ với các dự án trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng , sự chờ đón của các doanh nghiệp… cho thấy nghị quyết 23 đang tạo ra cho Tây Nguyên cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng rất cần cam kết trách nhiệm từ các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương để cơ hội đó trở thành hiện thực.
Đang phát
Live