Trao tặng thưởng của Ban Bí thư cho tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2020.- Truyền thông Nhật Bản đánh giá cao chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định, Việt Nam là đối tác có chung lợi ích chiến lược với Nhật Bản.- Nga tuyên bố không có căng thẳng ở biên giới nước này và Ucraina.- Kỳ vọng chiến lược phát triển toàn diện nền văn hóa trong thời kỳ mới.
Thưa quý vị và các bạn! Nghị Quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nội dung nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước cần được nhanh chóng thực hiện. Chính vì vậy cần bảo vệ tài nguyên biển cho phát triển kinh tế biển xanh là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới. Đây cũng là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với Chủ đề: “Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh, bền vững”. Khách mời: - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, chuyên gia về biển, Đại biểu Quốc hội khóa XV - TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế.
Từ nhiều ngày nay, cả nước sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam( 18/11)và Ngày hội đại đoàn kết. Đây là dịp để các cấp, ngành, chính quyền đoàn thể, bằng nhiều cách làm sáng tạo của mình, nhân lên giá trị nhân văn của tinh thần đoàn kết toàn dân, vun bồi sức mạnh nội sinh, đưa đất nước vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục gặt hái những thành tích mới trên con đường phát triển, phồn vinh.
- Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Tốn - Phó Vụ trưởng - Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương về Kết quả của Nghị quyết 26 về Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Nông nghiệp vượt bão, đạt mục tiêu tăng trưởng - Tái đàn cần gắn với phòng chống dịch tả lợn Châu Phi - Đầu tư tiền tỷ trồng lan công nghệ cao.
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, sáng nay, 11/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 28 từ ngày 11 đến 12-11 theo hình thức trực tuyến. Chủ tịch nước đã gửi thông điệp đến Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC theo hình gửi băng ghi hình trước. Kêu gọi các nền kinh tế APEC hãy đầu tư cho tương lai hướng vào các dự án năng lượng sạch, phát triển công nghệ mới với giá trị xanh ngày càng cao, Chủ tịch nước đồng thời kêu gọi các nền kinh tế APEC, các doanh nghiệp và đối tác quốc tế đầu tư phát triển xanh ở Việt Nam. Chủ tịch nước nhấn mạnh: "thành công của các đối tác chính là thành công của Việt Nam".
Sau 10 năm thi hành Luật hợp tác xã, các hợp tác xã ở tỉnh Đắk Nông đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thay đổi bộ mặt nông thôn địa phương.
Thưa quí vị và các bạn! Theo kế hoạch vào ngày 13/11 này, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật Thống kê với sự điều chỉnh một số điều, khoản phù hợp với tình hình hiện tại. Tại hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục, danh mục chỉ tiêu thống kê Quốc gia, vào sáng nay 9/11, theo các đại biểu, việc sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê sẽ đảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phản ánh tình hình mới, bối cảnh mới phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong thời gian gần đây, phù hợp với thông lệ quốc tế, như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Chính sách về phát triển bền vững; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;... đề ra. PV Xuân Lan đưa tin:
- Những phương hướng hợp tác phát triển vùng biên giới Việt Nam – Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định trong thời gian tới.
Phát triển bền vững - giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế EVFTA.- Thúc đẩy tiêu dùng xanh, hướng tới phát triển bền vững.- Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường - nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, đây là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều chính sách, quy định đã được Chính phủ ban hành nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững. Trước các vấn đề đang phải đối mặt như ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp, tổ chức gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc các quy định pháp luật về môi trường. Diễn đàn Chủ nhật có chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường và Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.
Đang phát
Live