Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, hôm nay Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội năm nay và dự kiến năm 2025. Các đại biểu đề nghị tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 để thích ứng với những thách thức của toàn cầu. Các đại biểu cũng nêu thực tế lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất; đồng thời đề nghị tháo "điểm nghẽn" về thể chế để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Hôm nay (1/11), tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến Net zero (Green Media HUB) và Báo Tài Nguyên & Môi Trường tổ chức Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”. Tham dự có hơn 100 đại biểu đại diện Hội nhà báo Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn TP.HCM cùng các doanh nghiệp đi đầu trong phát triển bền vững tại Việt Nam.
Nhân lực bền vững không chỉ đơn thuần là thu hút và giữ chân người tài, mà còn là việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, công bằng và tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Điều này đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức xã hội. Đây là thông tin được nhấn mạnh tại Hội thảo "Nhân lực bền vững - Trọng tâm của chữ "S" trong ESG" do báo Dân trí tổ chức sáng nay (30/10), tại Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý, học giả, chuyên gia hàng đầu về quản trị nguồn nhân lực, nhà quản lý có tầm ảnh hưởng ở lĩnh vực ESG trong nước và quốc tế. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam:
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sau khi nghe Đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, Quốc hội dành cả buổi sáng và nửa buổi chiều để thảo luận tại hội trường về nội dung này. Hàng loạt vấn đề “nóng” đã được các đại biểu phân tích, làm rõ và kiến nghị tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế để xử lý, như: Hiện tượng đầu cơ, thổi giá gây nhiễu loạn thị trường; sự mất cân đối giữa các phân khúc; những bất thường từ các phiên đấu giá quyền sử dụng đất, hay những bất cập trong công tác phát triển nhà ở xã hội.
Hôm nay, 26/10, Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Đắk Lắk - 120 năm hình thành và phát triển” (1904-2024). Những phân tích, thảo luận tại Hội thảo là cơ sở để tỉnh hoạch định các chủ trương, chính sách, cơ chế nhằm tạo động lực thúc đẩy Đắk Lắk phát triển nhanh và bền vững, ngày càng giàu đẹp, văn minh, bản sắc.
Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Đang phát
Live