
Có được thành tích trong học tập là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh. Tuy nhiên, để những nhân tài của đất nước đã được nhận diện qua các kỳ thi quốc tế phát huy được khả năng, trí tuệ của mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước là cả câu chuyện đáng bàn. Bộ GDĐT đã có chủ trương thế nào trong việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh xuất sắc này? Ông Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị chủ trì trực tiếp tham mưu tổ chức các kỳ thi sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.
- Công bố 17 nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ.- Ngân hàng thu hút nhân tài bằng công nghệ.- Tổng công ty phát điện 2 sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 8/2 tới.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới được giao dịch liên thông trên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV.
- Bồi dưỡng, đặc cách nhân tài làm sao để tránh được bất công? - Cuộc sống mưu sinh của nhiều người miền Tây di cư lên Sài Gòn.- Những sắc màu Giáng sinh lấp lánh, ấm áp.
Sở GD&ĐT TPHCM vừa có dự thảo về một số chính sách khen thưởng cho giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, cấp quốc gia, khu vực, quốc tế. Cùng với đó, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng quyết định công nhận học sinh lớp 12 đạt điểm tiếng Anh IELTS từ 6,5 trở lên là học sinh giỏi cấp tỉnh mà không cần tham dự kỳ thi học sinh giỏi. Nhìn từ đề xuất của TP Hồ Chí Minh cũng như cơ chế đặc cách của Hà Tĩnh, câu chuyện đặt ra là làm sao để việc bồi dưỡng, đặc cách nhân tài một cách phù hợp, tránh gây bất công. Đây cũng là nội dung chúng tôi bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của PGS TS Chu Cẩm Thơ, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Bồi dưỡng, đặc cách nhân tài: Sao chỉ nhắm “huy chương”? - Cuộc sống mưu sinh của người miền Tây ở "Sài thành"
Mưa lớn liên tục, diễn biến phức tạp đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Vì sao cứ đến hẹn lại lên, khu vực miền Trung – được xem là vùng “rốn của lũ, bão” lại gánh chịu thiệt hại lớn về người và của đến như vậy? Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, còn yếu tố nào góp phần làm phức tạp thêm tình hình diễn biến mưa, lũ miền Trung? Liệu “nhân tai” có làm cho thiên tai thêm khó lường? Khách mời là ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT sẽ cùng chúng tôi bàn luận về nội dung này.
Không chỉ có tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, những năm gần đây Thanh Hóa đang nổi lên là “đầu tàu” trong thực hiện chiến lược cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường và thu hút đầu tư. Minh chứng cho điều này là hàng loạt dự án lớn, tầm cỡ quốc gia, quốc tế đã chọn Thanh Hóa là điểm dừng chân lâu dài. Thế nhưng, điều mà lãnh đạo tỉnh này quan tâm không chỉ là thu hút được ngày càng nhiều dự án đầu tư, mà là làm thế nào để giữ chân doanh nghiệp ở lại lâu dài, cùng địa phương phát triển kinh tế- xã hội.
Suốt 11 ngày qua, nước ta đã không ghi nhận ca mắc COVID 19 mới, song vẫn có những người mang virus trong cộng đồng mà chưa phát hiện ra. Không lơ là, chủ quan ngay khi đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều quán ăn nổi tiếng ở Hà Nội đã chủ động làm thêm vách ngăn giọt bắn tại bàn, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, có thêm 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cho học sinh đi học trở lại. Các tuyến xe khách đường dài giữa các địa phương cũng đang dần được nối lại. Phải làm gì để đảm bảo an toàn, tránh làn sóng dịch bệnh thứ hai xâm nhập, trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế - xã hội dần trở lại bình thường?
- Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là công tác văn kiện và công tác nhân sự. Để chuẩn bị thật tốt công tác nhân sự, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng có bài viết về một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng.- Nước ta không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 do lây nhiễm trong cộng đồng suốt 10 ngày qua. Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo người dân không được lơ là, chủ quan, tránh làn sóng dịch bệnh xâm nhập thứ 2 như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.- Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận chất lượng kit xét nghiệm virus SARS-COVI-2 của Việt Nam.- Nhiều địa phương chi hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ người nghèo do dịch bệnh.- Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên thông tin về hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong bối cảnh truyền thông phương Tây đặt nhiều nghi vấn về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo này.- Tổng thống Nga - Mỹ ra tuyên bố chung nêu bật tinh thần "cuộc gặp sông Elbe" 75 năm trước - hình mẫu về cách hai nước có thể gạt bỏ những bất đồng.
Đang phát
Live