“Ngoại giao vaccine được xác định là một mũi nhọn để thực hiện chiến dịch vaccine gồm 3 nội dung lớn là: Tiếp cận, mua vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể; Đẩy nhanh tiếp cận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vaccine tại Việt Nam; Thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả...” Đây là khẳng định của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp chính phủ khóa XV mới đây. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine trên thế giới tiếp tục là vấn đề cấp bách, chiến lược ngoại giao vaccine của Việt Nam đã được triển khai quyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao. Những ngày gần đây, với nỗ lực vận động, đàm phán tích cực không ngừng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam đã tiếp cận được ngày càng nhiều nguồn vaccine cũng như nhận được sự đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ thiết thực, kịp thời về vật tư y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất... từ nhiều quốc gia, đối tác thông qua các cơ chế cả song phương và đa phương. Chúng ta vì thế cũng vô cùng trân trọng tình cảm mà các nước dành cho chính phủ và nhân dân Việt Nam, từ đó tăng thêm động lực vượt qua đại dịch Covid-19.
“Trước bối cảnh trong nước chưa sản xuất được vắc-xin, yêu cầu phòng chống dịch cấp bách còn nguồn cung vắc-xin trên thế giới rất khan hiếm, thì ngoại giao vaccine được xác định là một mặt trận rất quan trọng. Bởi vận động có được vắc-xin là khâu đầu tiên quyết định thực hiện thắng lợi chiến lược vắc-xin đã đề ra”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khi trả lời báo chí vào chiều nay về công tác ngoại giao vắc-xin và những đóng góp của công tác ngoại giao với chiến dịch phòng chống Covid-19 của chính phủ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam đến chào xã giao.- Kiểm tra công tác chống dịch Covid-19 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Hà Nội cần áp dụng nhiều biện pháp mạnh hơn nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh.- Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Thường trực của một số Uỷ ban của Quốc hội về việc thẩm tra 7 dự án Luật.- TPHCM quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách sau ngày 15/8 do số ca mắc mới và người tử vong vì COVID-19 vẫn ở mức cao.- Người đứng đầu cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, đại dịch Covid-19 có thể được khởi phát do 1 nhà khoa học Trung Quốc bị nhiễm virút SARS CoV2 trong khi thu thập mẫu dơi.- Lực lượng Taliban tiếp tục chiếm thêm 2 thành phố lớn của Afganistan. Các đại sứ quán nước ngoài tại đây gấp rút sơ tán nhân viên.
Trong tuần diễn ra Hội Nghị Ngoại trưởng (thường niên) lần thứ 54 của các nước ASEAN và các hội nghị với các đối tác. Mặc dù diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Nam Á, song các hội nghị trực tuyến đã diễn ra sôi động với nhiều chủ đề và nội dung quan trọng, trong đó có thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Có thể thấy, ASEAN ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong các chiến lược và tầm nhìn của các đối tác lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh hay Liên minh châu Âu (EU).... Nội dung này sẽ được phân tích trong Câu chuyện quốc tế với vị khách mời là Đại sứ, TS Luận Thùy Dương, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Myanmar.
Chiều qua (06/8), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Liên minh châu Âu (EU). Đây là hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 và các Hội nghị liên quan. Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu và Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu về Chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell Fontelles và Tổng Thư ký ASEAN cùng dự Hội nghị này.
Hôm nay (6/8) tiếp tục diễn ra nhiều phiên họp quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 và giữa ASEAN với các đối tác theo hình thức trực tuyến. Hai trọng tâm nổi bật của hội nghị là nỗ lực đoàn kết ứng phó và ngăn chặn đại dịch Covid-19 và những chia sẻ về quan điểm, lập trường về các thách thức an ninh hàng hải vẫn diễn biến phức tạp trong khu vực.
- Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 54 (AMM-54) và các hội nghị liên quan bàn thảo nhiều nội dung quan trọng như xây dựng cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN với đối tác, an ninh khu vực... - Các đề xuất, sáng kiến nổi bật của các nước ASEAN và các đối tác nhằm ứng phó đại dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị là quan chức cấp cao Trung Quốc đầu tiên tới Syri kể từ năm 2011. Động thái ngoại giao này nằm trong chuyến công du 3 nước Trung Đông – Bắc Phi gồm Syrian, Ai Cập và Angieri của ông Vương Nghị từ ngày 17-20/7. Đáng chú ý, Ngoại trưởng Trung Quốc đã nêu sáng kiến 4 điểm để giải quyết vấn đề Syrian – một động thái được giới quan sát nhận định là sự khởi đầu mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực này. Có thể thấy thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường ngoại giao tại các “điểm nóng” của thế giới từ Trung Á đến Trung Đông, những khu vực mà Mỹ đang rút bớt sự hiện diện.
Thời gian qua, Trung Quốc đóng vai trò là nhà cung cấp vaccine lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, cán cân đang bắt đầu thay đổi khi tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa diễn ra, Mỹ và các đồng minh đã cùng nhau cam kết viện trợ 1 tỷ liều vaccine cho thế giới. Động thái này được đánh giá là bước “tăng tốc” của Mỹ trong cuộc đua “ngoại giao vaccine” nhằm thúc đẩy lợi ích và khôi phục vai trò lãnh đạo của Washington. Thế nhưng sau một thời gian bị đánh giá là “chậm chân”, liệu Mỹ có thể sớm “bắt kịp” Trung Quốc hay Nga - hai ứng viên hàng đầu trong cuộc đua đang càng lúc càng nóng bỏng này?
Chiều 10/6, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ tháng 6 dưới hình thức trực tuyến, thông báo những vấn đề đối ngoại đáng quan tâm, đặc biệt, vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo, cũng như các chính sách của Việt Nam để đối phó với tình trạng lây lan dịch bệnh hiện nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)