Ngày 23/06, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố mở rộng danh sách các đại diện và cấu trúc của các quốc gia thành viên EU bị cấm nhập cảnh vào lãnh thổ Nga để đáp trả gói trừng phạt thứ 11 của EU.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, hôm nay (15/04), tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
Sáng 8/4, Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Hội Hữu nghị Việt Nam-Hà Lan TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan - Việt Nam và Đại sứ Xe đạp Hà Lan tổ chức sự kiện đạp xe vòng quanh Quận 1. Tin của phóng viên thường trú tại TP.HCM:
Chiều nay (31/3), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Australia thành phố Hà Nội, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức “Chương trình giao lưu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia”. Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các sự kiện trải dài từ nay đến cuối năm để chào mừng Năm kỷ niệm quan trọng này.
Tối nay, diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia.- Khánh Hòa kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.- Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp vay hơn 540 tỷ đồng để trả lương công nhân trong bối cảnh khó khăn về đơn hàng.- Mỹ sẵn sàng đàm phán với Nga về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược Mới (New START) vào ngày mai.- Thái Lan không cung cấp thông tin cập nhật quá trình kiểm phiếu theo thời gian thực trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới để tránh những sai sót có thể xảy ra.
Sáng nay tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp nguyên Thủ tướng Pháp, Thị trưởng thành phố Le Harve Edouad Phillippe. Chuyến thăm lần này của ngài Edouad Phillippe đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syri đầu tuần qua, một hình thức ngoại giao được gọi là "Ngoại giao thiên tai" thông qua sự trợ giúp quốc tế về cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp và hậu thuẫn khắc phục hậu quả của thảm họa đã phát huy hiệu quả. Hình thức ngoại giao này không chỉ thể hiện thiện chí sẵn sàng cải thiện mối quan hệ song phương, tháo gỡ những bất đồng tồn tại dai dẳng, mà còn là hình thức ngoại giao nhân văn vì con người sau thảm họa.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây có nguy cơ căng thẳng khi nước này vừa triệu các đại sứ và đại diện của 9 nước phương Tây đến trụ sở Bộ Ngoại giao để phản đối việc hàng loạt các lãnh sự quán tại Istanbun đóng cửa do quan ngại về an ninh. Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích việc các lãnh sự quán châu Âu tại Istanbun đóng cửa là nỗ lực nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nước này diễn ra vào tháng 5 tới, cho rằng, đây là cuộc chiến tranh tâm lý chống Thổ Nhĩ Kỳ và tìm cách gây bất ổn cho nước này. Trước đó, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã khuyến cáo công dân không tham gia các sự kiện đông người và tránh đến các điểm nóng du lịch ở trung tâm thành phố Ixtanbun do lo ngại nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng. Các cảnh báo an ninh xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Ngoại giao về việc triển khai công tác đối ngoại trong năm 2023.- Được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 94.000 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực giải ngân ngay từ đầu năm.- Ba Lan và các nước Ban-tích tăng cường hợp tác an ninh bảo vệ sườn phía Đông của NATO.- Thái Lan khởi động dự án xây dựng Thành phố hàng Không trị giá 8 tỷ 800 triệu đô la Mỹ trong năm nay.
Ngày này cách đây 50 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam. Với Hiệp định này, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu đánh cho Mỹ cút, mở ra thuận lợi mới cho mục tiêu đánh cho Ngụy nhào, tạo tiền đề giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với đại thắng mùa xuân năm 1975. Tuy nhiên, để buộc Mỹ ký vào bản Hiệp định Paris năm 1973 là một chặng đường đầy chông gai kéo dài hơn 4 năm 8 tháng. Đây cũng là một trong những cuộc đấu tranh dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20. Để đạt được thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán Paris năm ấy, chúng ta đã mất hơn 10 năm chuẩn bị với những nỗ lực phi thường trên mặt trận quân sự và ngoại giao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS- NGND Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nghiệm khoa quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu lịch sử quốc tế và PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng viện lịch sử Đảng, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam trong phần đầu của Câu chuyện Thời sự và Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ trong Phần 2.
Đang phát
Live