Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 chiều 1/6, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, mặc dù doanh nghiệp thành lập mới có tăng hơn so với cùng kỳ nhưng tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần tiếp tục các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, kinh doanh thuận lợi.
Nhằm tìm hiểu và đánh giá về cuộc sống của những lao động sau khi hoàn thành Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (hay còn gọi là chương trình EPS) về nước, đồng thời biểu dương, quảng bá rộng rãi những câu chuyện thành công để tạo động lực, khuyến khích tinh thần tự giác về nước đúng hạn của người lao động, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã thường xuyên phối hợp với Văn phòng đại diện HRD Korea – Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Cuộc thi "Lao động EPS lập nghiệp thành công". Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017, đến nay thông qua cuộc thi "Lao động EPS lập nghiệp thành công" đã có nhiều câu chuyện lập nghiệp thành công của người lao động sau khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS về nước được lan tỏa, truyền cảm hứng đến nhiều lao động. Tiếp nối thành công của những năm trước, Trung tâm Lao động ngoài nước tiếp tục phối hợp với Văn phòng đại diện HRD korea tại Việt Nam tổ chức cuộc thi “Lao động EPS lập nghiệp thành công năm 2024”.Thời gian tiếp nhận đến hết ngày 30/9/2024. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam:
Nắm bắt được nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực y tế tại khu vực ĐBSCL, 2 trường đào tạo ngành y - dược tại Cần Thơ là Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ và Trường Đại học Nam Cần Thơ vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Đồng thời, Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ cũng đề ra những chiến lược hỗ trợ sinh viên khi thực tập, ra trường, nhằm hạn chế nỗi lo “thất nghiệp” cho các em.
Trong những năm qua, với cách làm sáng tạo, tinh thần quốc gia khởi nghiệp đã lan tỏa rộng khắp, thu hút đông đảo phụ nữ thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi ở rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề tham gia, từ đó khẳng định sự đam mê, khát khao đổi mới sáng tạo của phụ nữ Việt Nam. Khảo sát cho thấy, cứ 4 doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam sẽ có 1 doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo. Nữ giới đóng góp tới 40% của cải cho nền kinh tế Việt Nam.Chương trình Khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” với sự tham gia của khách mời là chị Trương Thị Bạch Thủy - Giám đốc Hợp tác xã mây tre đan Thủy Tuyết (tỉnh Sóc Trăng) và chị Nguyễn Thị Hoài Sen- Giám đốc HTX Nông nghiệp an toàn Tâm Sen (tỉnh Quảng Bình).
Tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện nhiều giải pháp thu hút đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp, tạo nguồn thu ngân sách bền vững. Đây là một trong những nhiệm vụ then chốt để tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá- Thực hiện Nghị quyết 98, động lực phát triển cho TP.HCM- Nghĩa tình từ những mái ấm công đoàn trong tháng công nhân ở Vĩnh Long- Đối thoại Shangri-La 2024 hướng tới tầm nhìn về một châu Á-Thái Bình Dương mạnh mẽ và thịnh vượng- Kiểm soát thị trường trang thiết bị phòng cháy chữa cháy- Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2024 đến 31/12/2024: Kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất- Sự phát triển tiềm năng của công nghiệp bán dẫn tác động trực tiếp tới bất động sản công nghiệp
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của quyết sách trong bối cảnh cấp bách. Với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ của Nghị quyết đã góp phần kịp thời phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ tinh thần của người dân và doanh nghiệp, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông. Tuy vậy, nhiều chính sách tốt đẹp vẫn chưa đi đến đích, chưa đạt được hiệu quả, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp. Quá trình thực hiện cho thấy việc hoàn thiện các quy định pháp luật vẫn là yêu cầu tiếp tục đặt ra, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, cần sự ứng phó và xử lý linh hoạt nhưng hiệu quả.
Sản phẩm quế Văn Yên (Yên Bái) với hơn 30 loại mặt hàng hiện đã được xuất khẩu đi gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người trồng quế và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến quế trên địa bàn. Hai năm trở lại đây, dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến thị trường xuất khẩu giảm mạnh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, chế biến quế ở Văn Yên vẫn tiếp tục nỗ lực giữ vững và phát triển thương hiệu quế của mình.
Đẩy mạnh hợp tác, tìm kiếm đối tác để phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng luôn là bài toán mà các doanh nghiệp cần có định hướng, tính toán kỹ lưỡng khi muốn phát triển mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh phát triển của công nghệ hiện nay, việc chia sẻ cơ hội hợp tác mở rộng thị trường, kinh doanh thành công, nhất là các DN trong lĩnh vực sản xuất thương mại và dịch vụ hàng hóa đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Doanh nghiệp khởi nghiệp hợp tác phát triển thị trường”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:- Chị Đỗ Thị Như Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần SX Thương mại XNK Ngân Hà- Th.s. Giảng viên chính Nguyễn Minh Đạo, Khoa Kinh tế và Quản trị DN, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp- Bộ Công thương
Đang phát
Live