Ngày mai (26/06), hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước làm thủ tục dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 và chính thức bước vào kỳ thi trong 2 ngày 27 và 28/6. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.071.393, tăng hơn 45.000 thí sinh so với năm ngoái. Các địa phương tổ chức 2 nghìn 323 điểm thi, tăng 51 điểm thi so với kỳ thi năm ngoái.
Tối nay, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024". Chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Báo Lao động tổ chức. Năm nay, Chương trình là dịp nhìn lại chặng đường 10 năm phong trào thi đua trong các doanh nghiệp về chăm lo cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến ngày 28/6 tại hơn 2.300 điểm thi ở 63 tỉnh, thành phố. Thời điểm này, các địa phương đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, tập huấn cho cán bộ coi thi…sẵn sàng tổ chức kỳ thi với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra từ ngày 26 đến ngày 28/6 tới. Từ đầu tháng 6 tới nay, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo Kỳ thi cấp quốc gia đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại nhiều địa phương. Phóng viên Đài TNVN đã có trao đổi với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về công tác chuẩn bị và những lưu ý trong tổ chức kỳ thi.
Ngành công nghiệp Thái Lan đang đứng trên bờ vực khủng hoảng trước những tiến bộ công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc và kế hoạch tăng lương tối thiểu hàng ngày gây tranh cãi. Theo truyền thông Thái Lan, với việc hai “ông lớn” trong ngành ô tô Nhật Bản là Subaru và Suzuki chuẩn bị ngừng hoạt động sản xuất tại Thái Lan, tình hình đang trở nên xấu đi nhanh chóng. Vậy chuyện gì đang xảy ra với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Thái Lan nói chung? Góc nhìn của PV Ngọc Diệp - Thường trú Đài TNVN tại Thái Lan.
Hiện tại, nhiều tỉnh thành đang chú trọng tìm hiểu, xây dựng các sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với nông dân, nông thôn và coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh, một số mô hình đem lại kết quả thì còn nhiều địa phương vẫn đang loay hoay chưa tìm được hướng đi cho loại hình du lịch này. Vậy phát triển du lịch nông nghiệp đâu là cơ hội và thách thức? Nguồn nhân lực giữ vị trí quan trọng quyết định đến sự thành công phát triển loại hình này ra sao? - Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Tất Thắng, Trưởng Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Sáng nay (22/06), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác coi thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đã khẳng định hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, để hiện thực hoá được yêu cầu và giải pháp này, nhiều vấn đề phải giải quyết. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH thương mại và du lịch Nguyên Minh
Thời gian qua, Thanh Hoá đã tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo "mảnh đất lành" thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây chính là một trong những giải pháp góp phần tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chính sách tiền tệ thực chất là tổng thể các biện pháp, công cụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt được các mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô. Năm nay, trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 14 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đang phát
Live