Tây Nguyên với thổ nhưỡng đất đỏ bazan và khí hậu nhiệt đới xavan là nơi rất lý tưởng cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu. Tuy nhiên, khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu và các hoạt động sản xuất nông nghiệp không bền vững. Trước tình hình này, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) cùng các đối tác đang triển khai Dự án “Tăng cường tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của các hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên” (V-SCOPE). Dự án nhằm cải thiện sinh kế của các hộ nông dân, giảm suy thoái môi trường, sử dụng nước thông minh thông qua cải thiện tính bền vững của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu.
Nhằm mang lại cơ hội sinh kế bền vững cho người dân các khu vực ven biển miền Trung, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) những năm qua đã triển khai dự án “Phát triển ngành nuôi trai lấy ngọc tại Tonga và Việt Nam (giai đoạn 2017 - 2023). Dự án giúp đánh giá tiềm năng nuôi cấy ngọc trai bán cầu, các khía cạnh kinh tế xã hội của nghề nuôi ngọc trai bán cầu ở Việt Nam, đồng thời giúp cải thiện các phương pháp nuôi để hỗ trợ tăng sản lượng trai nhằm phát triển ngành một cách bền vững.
Hải sâm cát là một trong những loài hải sâm quý hiếm nhất trên thế giới, với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao trong số khoảng 1.700 loài hải sâm. Giá thành hải sâm cát có thể lên tới 200-400 USD/kg. Nhưng cũng chính vì quý hiếm, hải sâm cát từ lâu đã bị đánh bắt cạn kiệt, được Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) của Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách đỏ mức độ nguy cấp cần được bảo vệ. Đáng nói, hải sâm cát còn là một trong những mắt xích quan trọng cuối cùng của vòng tuần hoàn tự nhiên của hệ sinh thái biển, khi thức ăn của hải sâm là mùn hữu cơ và chất thải của nhiều loài sinh vật khác. Chẳng thế mà người ta còn bảo, hải sâm là chiếc máy lọc biển tuyệt vời! Không để hải sâm cát chịu cảnh tận diệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sĩ thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (RIA 3) đã dành hơn 20 năm để tìm tòi nghiên cứu, giúp hải sâm cát “thoát hiểm”. Trải qua bao gian truân, có những lúc tưởng rằng đã buông xuôi, nhưng rồi, anh đã trở thành chuyên gia ươm nuôi hải sâm hàng đầu thế giới!
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, trong suốt 30 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã đồng hành và sát cánh cùng ngành nông nghiệp Việt Nam. Con số 243 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ gần 160 triệu đô Úc đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Australia dành cho Việt Nam. Đây cũng là những thành tựu ý nghĩa nhân dịp hai nước Việt Nam - Australia kỷ niệm tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
"Không giảm ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở"- Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về vấn đề học phí và sách giáo khoa năm 2023 - 2024, diễn ra mới đây tại Trụ sở Chính phủ.
Nạn tảo hôn và mua bán người thời gian qua vẫn là những vấn đề nóng - đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ cao đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung của nước ta. Có thể kể đến tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Quảng Trị và Quảng Bình là những khu vực có thành phần dân tộc đa dạng, cũng là những tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao so với cả nước; đồng thời có vị trí giáp biên giới, thiếu sinh kế, không có việc làm..., sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về mua bán người. Đáng nói, mẫu số chung của 2 vấn đề nóng này đều là nhận thức và kỹ năng của người dân tại địa phương, đặc biệt đối tượng thanh thiếu niên DTTS còn rất hạn chế, chưa thể tự bảo vệ mình và cộng đồng. Vậy cần làm gì để nâng cao nhận thức, kỹ năng của thanh thiếu niên DTTS trước những nguy cơ của nạn buôn bán người cũng như tình trạng tảo hôn? Khách mời của chương trình là bà Hoàng Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), đồng thời là Chủ tịch Mạng lưới Phòng ngừa và Ứng phó với Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này!
Trong khuôn khổ các hoạt động của “Triển lãm Tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của nữ trí thức Việt Nam” sáng nay (22/4) tại Hà Nội, Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và Khởi nghiệp, Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Nữ khoa học giới thiệu các sáng chế, giải pháp hữu ích đã thương mại hóa thành công”.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Trung tâm đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ ở nước ta đã được khánh thành sáng nay (24/3) tại Hà Nội. Trung tâm này đặt tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương - bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một trong những bước chuẩn bị để ứng phó với tình trạng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta.
Hôm nay (10/3), trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) công bố thành lập Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live