Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng ta dễ nhận thấy cuộc đua để sản xuất sớm vắc-xin nhằm kiểm soát dịch bệnh đang được các quốc gia, tập đoàn dược phẩm đầu tư với quy mô chưa từng có. Các nhà khoa học Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc đua đó. Tại sao Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19? Những thách thức mà các nhà khoa học của chúng ta đang phải đối mặt là gì? Cần làm gì để sớm thấy được ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc đua tìm ra vắc-xin để ngăn chặn đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người trên toàn cầu? Cùng bàn luận về những câu hỏi này, khách mời là TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (gọi tắt VABIOTECH), thuộc Bộ Y tế - 1 trong 4 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19.
- Hành trình nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19 của các nhà khoa học đến nay đã có được những kết quả gì?- Thư viện di động mang lại niềm vui cho trẻ em trên thế giới trong thời kỳ dịch Covid-19.- Cuộc thi vẽ tranh mùa dịch covid-19: “Vẽ nên mùa hè ý nghĩa”.
- Sinh viên tình nguyện tích cực hỗ trợ thí sinh và người nhà trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.- Trường đại học cần thiết thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh, bước đi chiến lược để trở thành trường Đại học nghiên cứu.
- 6 tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ ký thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch, trong khuôn khổ “Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ". Thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng, nhằm xây dựng những định hướng mới trong phát triển du lịch.- Việt Nam phát triển thành công dự tuyển vắc-xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm.- Nghiện game trực tuyến trong giới trẻ và học sinh, sinh viên đang là vấn đề nhức nhối, để lại hậu quả xấu cho gia đình và xã hội.- Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ liên quan đến lãnh thổ đã lan sang cả lĩnh vực kinh tế khi làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và đòi cắt đứt giao thương lan rộng tại Ấn Độ.- Tổng thống Indonesia khẳng định làm tất cả mọi thứ để cứu 267 triệu dân của quốc gia vạn đảo khỏi dịch Covid-19, kể cả việc cải tổ nội các.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đem lại nhiều thành tựu, để mọi người có thể kết nối với nhau bằng những ứng dụng hữu ích trong cuộc sống, ví dụ như học tập trực tuyến, tìm kiếm thông tin hay một số cách thức giải trí như đọc báo, nghe nhạc, xem phim,..v..v… Bằng việc kết nối trên các nền tảng, ứng dụng khác nhau, mọi người có thể giao tiếp, trò chuyện, sau đó có thể gặp gỡ nhau,… và dần hình thành xã hội số. Tuy nhiên cùng với những tiện ích mang lại, xã hội số cũng có những mặt trái, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thật. Điển hình là tình trạng nghiện game trực tuyến, đang là vấn đề nhức nhối, để lại hậu quả xấu (nhất là ở giới trẻ). Bài viết của PV Mai Hạnh và CTV Mạnh Dũng:
Nhắc đến Viện nghiên cứu tâm lý người nghiện ma túy PSD nhiều người sẽ nhớ ngay đến anh Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy, người từng nghiện ma túy đầu tiên trên thế giới bảo vệ thành công để tài nghiên cứu khoa học: “Chống tái nghiện ma túy bằng trị liệu tâm lý”…Có được những thành công ngày hôm nay là 6 năm ngụp lặn trong khói thuốc ma túy và tiếp đó là gần 20 năm để làm lại chính mình, đó là những chia sẻ của anh Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD:
Game online là một trò chơi giải trí, mà nếu không kiểm soát được sẽ rất nguy hiểm. Việc chơi và nghiện game quá mức dễ làm cho người chơi, nhất là trẻ em trở nên mê muội, suốt ngày cứ quay cuồng trong thế giới ảo giác của các tình huống trong game online. Tác hại của game online thậm chí nguy hiểm hơn cả ma túy. Nghiện game online: Đam mê ảo, hậu quả thật là câu chuyện chúng tôi bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia HN.
- Tiếp tục chương trình kỳ họp, hôm nay Quốc hội thông qua dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Đây được cho là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư.- Nhiều địa phương, đơn vị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 10 về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức. Nghiện Game online chất độc vô hình đối với trẻ, như một lời cảnh báo đối với nhiều bậc cha mẹ trong việc quản lý con cái.- Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Tổng thầu Trung Quốc thôi “đòi” 50 triệu USD.- Mỹ và Trung Quốc hôm nay có cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên kể từ sau căng thẳng giữa hai bên liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.- Đụng độ tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc khiến con số thương vong của 2 bên cao hơn nhiều so với con số đã được công bố.
Một dịch bệnh chưa từng xuất hiện với tốc độ lây lan nhanh chóng trên toàn cầu! Một loại virut gây hàng ngàn ca cử vong mỗi ngày. Một chủng bệnh chưa có thuốc đặc trị, thách thức y học thế giới! Để bảo vệ sức khỏe, sinh mạng của người dân trước thảm họa Covid-19, yêu cầu đặt ra cấp thiết: “Sản xuất test kit chẩn đoán bệnh nhân nhiễm virus nhanh nhất có thể”. Thông thường, việc nghiên cứu và xin cấp phép một kit test sẽ mất 4 năm nhưng các nhà khoa học tại Học viện Quân y đặt mục tiêu với độ khó ở mức không tưởng: “Một tháng có sản phẩm hoàn thiện”. Cuộc chiến cam go suốt 1 tháng ròng rã trong phòng thí nghiệm, giữa các nhà khoa học và kẻ thù vô hình… Họ đã chạy đua với thời gian! “Chúng tôi chưa từng nghĩ đến thất bại vì…không có cả thời gian để nghĩ đến điều đó”. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu bộ kit xét nghiệm đã từng chia sẻ. Những khúc cua bất ngờ. Những âm thanh chân thực và sống động. Những chi tiết đầy cảm xúc về tinh thần đồng đội, sự đùm bọc và thương yêu từ người thân, bạn bè – nhân tố giúp các tay đua vượt qua thách thức tưởng như bất khả thi. Tất cả đều có trong “Một cuộc đua”! Cuộc đua đó là gì, mời quý vị cùng nghe Studio mở ngay sau đây.
Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Kỳ họp lần thứ 73 Đại hội đồng Y tế Thế giới trực tuyến tổ chức ngày 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định ủng hộ các nhà khoa học "nghiên cứu toàn cầu" về nguồn gốc của Covid-19 và một đánh giá phản ứng toàn cầu với dịch dưới sự dẫn dắt của WHO. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live