
Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách đã được triển khai. Mới đây nhất ngày 24/07, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Chính sách với người có công không ngừng được hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện cho các thương binh, gia đình liệt sĩ được hưởng những chính sách ưu đãi, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương, tiếp tục phấn đấu, vượt khó có những đóng góp nhất định cho xã hội.
Mặc dù diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nhưng tỉnh Quảng Nam vẫn dành nguồn kinh phí, chủ động thăm hỏi, tặng quà hơn 100 ngàn người có công với Cách mạng nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947- 27/72021). Cùng với chính quyền địa phương, đoàn thanh niên ở địa phương này cũng có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, tổ chức thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ…
Tiếp nhận gói hỗ trợ, liệu có đúng người, đúng đối tượng, tháo gỡ được những khó khăn cho người lao động tự do?- Người khiếm thị TPHCM mong chờ sự hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn trong dịch bệnh.- Mô hình bãi tắm an toàn đã được triển khai tại Bắc Cạn nhằm trang bị cho các em nhỏ kỹ năng phòng chống đuối nước trong mùa hè.
Với số ca mắc mới vượt ngưỡng 100 nghìn ca, riêng TP.HCM là địa phương có số ca mắc lên tới 60 nghìn ca, để giảm áp lực cho thành phố, đảm bảo an toàn cho người dân, nhiều địa phương mới đây đã tổ chức đón công dân và có kết hoạch đón người dân trở về từ vùng dịch. Song với đà lây lan rất mạnh của biến chủng Delta tại các vùng dịch, công tác tổ chức đón công dân ở điểm đi và đến cần có sự kiểm soát ra sao để dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng? Trong giai đoạn nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các địa phương cần có kế hoạch ra sao để đảm bảo đón được công dân trở về an toàn? BTV Đài TNVN trao đổi cùng TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về nội dung này.
Công tác tổ chức đón công dân từ vùng dịch cần được kiểm soát như thế nào để dịch bệnh không lây lan rộng hơn ra cộng đồng?- Đắc Lắc đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế - xã hội để thích ứng với tình hình mới.- Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.- Mô hình “shipper tình nguyện” hỗ trợ người dân trong khu vực bị phong tỏa ở Cần Thơ.- Những cam kết đối với khu vực Đông Nam Á trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.- Ấn Độ chưa hết lao đao vì Covid-19 lại phải đối mặt với dịch nấm đen nguy hiểm.
Chính quyền TPHCM yêu cầu sau 18h mỗi ngày, người dân không ra đường, tạm dừng các hoạt động đến 6h sáng hôm sau để phòng dịch lây lan. Yêu cầu được Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đưa ra tại Hội nghị Thành ủy thành phố mở rộng tối 25/7, trong bối cảnh TP HCM trải qua 17 ngày giãn cách cách xã hội theo Chỉ thị 16 và ghi nhận hơn 58.000 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư.
Các tỉnh trong khu vực BĐSCL hiện đang khẩn trương lập danh sách, rà soát nhóm đối tượng lao động tự do để hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện những người bán vé số lẻ bắt đầu nhận được khoản hỗ trợ này.
Các tỉnh trong khu vực BĐSCL hiện đang khẩn trương lập danh sách, rà soát nhóm đối tượng lao động tự do để hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện những người bán vé số lẻ bắt đầu nhận được khoản hỗ trợ này.
Đợt dịch thứ 4 lan rộng đang khiến nhiều nơi bị phong tỏa, doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất; kéo theo hàng triệu lao động phải nghỉ việc, mất việc. Có thể nói, chưa bao giờ hàng triệu công nhân lao động lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách hỗ trợ kịp thời cho những người yếu thế, trong đó có công nhân bị mất việc và có hoàn cảnh khó khăn. Đó là gói 62.000 tỷ đồng, và gần đây là Nghị quyết 68 với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Cùng với Chính phủ, chính quyền địa phương, công đoàn các cấp thời gian qua cũng đã đồng hành sát cánh cùng công nhân chung sức vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
Đợt dịch thứ 4 lan rộng đang khiến nhiều nơi bị phong tỏa, doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất; kéo theo hàng triệu lao động phải nghỉ việc, mất việc. Có thể nói, chưa bao giờ hàng triệu công nhân lao động lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách hỗ trợ kịp thời cho những người yếu thế, trong đó có công nhân bị mất việc và có hoàn cảnh khó khăn. Đó là gói 62 nghìn tỷ đồng, và gần đây là Nghị quyết 68 với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Cùng với Chính phủ, chính quyền địa phương, công đoàn các cấp thời gian qua cũng đã đồng hành sát cánh cùng công nhân chung sức vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live