
Để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo thành phố Hội An phối hợp xây dựng các mô hình cung ứng lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân
Dịch COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều quốc gia đối mặt với các làn sóng dịch mới . Biến thể mới của COVID-19 hiện không chỉ đánh vào nhóm những người lớn tuổi, có bệnh lý nền mà nhiều quốc gia đang cảnh báo gia tăng số ca tử vong ở người trẻ tuổi cũng như báo động tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19.
Thành phố Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phố phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thêm 14 ngày.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tuyệt đối không để người dân rời khỏi nơi cư trú tới khi hết giãn cách xã hội, đồng thời cung cấp đủ lương thực, thực phẩm với tinh thần không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.- Chính phủ đồng ý giảm tiền điện lần thứ 4 cho người dân và cơ sở cách ly do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.- Sau một năm thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), thương mại xuất nhập khẩu hai bên tăng trưởng hơn 18%.- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 và các hội nghị liên quan sẽ diễn ra từ ngày mai theo hình thức trực tuyến.- Bốn tổ chức y tế, thương mại và tài chính lớn nhất thế giới đề nghị các hãng bào chế vaccine ngừa COVID-19 ưu tiên cung cấp cho các nước nghèo hơn./.
Do chủ quan, thiếu ý thức phòng chống dịch nên thời gian qua một số người dân ở tỉnh Tiền Giang đã làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Để kịp thời hỗ trợ những hộ nghèo gặp khó khăn do dịch Covid-19, từ ngày 30/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai hỗ trợ tới các gia đình thuộc diện hộ nghèo. Sự hỗ trợ kịp thời này sẽ phần nào giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ấm lòng hơn trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp, khi sản xuất, buôn bán vẫn chưa trở lại bình thường.
Hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” (30/7), sáng nay, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến Chung tay phòng, chống mua bán người với chủ đề “Lắng nghe nạn nhân – Dẫn lối hành động”.
Sáng nay, 30/7, tại TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TPHCM. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố; lãnh đạo một số bộ, ngành. Chủ tịch nước nhấn mạnh mục tiêu trước hết, trên hết và quan trọng nhất lúc này là bảo vệ sức khỏe và an toàn sức khỏe của nhân dân, giảm tối đa số ca tử vong. Theo đó nhiệm vụ cốt tử là phải thực hiện cho được biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16, và muốn thực hiện được thì phải lo được đời sống của nhân, không được để dân thiếu đói.
Trong những ngày này, khá đông công nhân lao động, người làm nghề tự do tại vùng dịch COVID-19 khu vực phía Nam di chuyển về quê ở các tỉnh, như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế… bằng phương tiện xe máy. Trong suốt hành trình về quê tránh dịch, người dân phải đi qua nhiều tỉnh, với quãng đường dài khiến ai cũng căng thẳng, mệt mỏi. Đồng cảm trước vất vả của người dân, chính quyền, ngành chức năng cũng như nhiều tổ chức, cá nhân các tỉnh khu vực Tây Nguyên nơi người dân đi qua đã có sự sẻ chia, giúp đỡ để đường về của những lao động khó khăn được thuận lợi và an toàn hơn.
Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, người lao động trên cả nước. Hàng trăm nghìn lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ việc tạm thời. Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các cấp công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định việc làm.
Suốt 31 năm ròng kiên trì, bằng mọi cách, mọi phương pháp tìm kiếm khoa học, gia đình nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ, ở Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tìm được hài cốt liệt sĩ Nguyễn Đăng Khoa, người anh trai hy sinh tại chiến trường miền Nam. Thấu hiểu những mất mát đau thương do Chiến tranh để lại cho các gia đình có người thân hy sinh nên mỗi khi đến các nghĩa trang liệt sỹ ở mọi miền quê, ông kết hợp vừa tìm kiếm thu thập thông tin người anh trai vừa đi tìm mộ các anh hùng liệt sỹ khác đang bị thất lạc. Việc làm của ông khiến cho hàng triệu trái tim xúc động và ông được nhiều người gọi bằng cái tên thân thương “Người đưa đò thầm lặng”. Năm 2017, ông Nguyễn Sỹ Hồ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Kỷ lục “Người chụp ảnh bia mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất”. Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ ( 27/7/1947 - 27/7/2021), nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ chia sẻ về hành trình tìm kiếm hài cốt người anh trai và những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh về với quê hương, tổ tiên và dòng tộc:
Đang phát
Live