Sáng nay (01/08), người dân trên khắp đất nước Lào nô nức tới các chùa chiền, mở đầu cho Lễ hội Khạu-phăn-xả (Khaophansa)- vào mùa chay. Đây là lễ hội kéo dài nhất trong năm của đất nước Triệu Voi, bắt đầu từ ngày 15/8 đến 15/11 theo Phật lịch.
Theo thống kê của Bộ Công an, tại Việt Nam, từ năm 2022 đến nay, tình hình tội phạm mua bán người có xu hướng gia tăng, trong đó, tình trạng mua bán người trong nội địa và nạn nhân của tội phạm mua bán người là nam giới có xu hướng tăng mạnh. Với mục tiêu phòng ngừa từ sớm, từ xa, Bộ Công an đã tăng cường tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nhân “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thượng tá Đinh Văn Trình, Phó trưởng phòng Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an về vấn đề này:
Nằm gần khu công nghiệp Tằng Loỏng, nhiều năm qua, cuộc sống hàng trăm hộ dân tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, việc di dời là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên do thiếu nguồn lực nên điều đó vẫn chỉ là niềm mong mỏi bấy lâu nay của nhiều hộ dân nơi đây.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liên Xô có vai trò đặc biệt. Tại đây, Người đã được tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, đường lối của Quốc tế Cộng sản, kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười vào phong trào cách mạng Việt Nam, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam-Liên Xô, nay là Liên bang Nga. Cho đến hiện nay, nhiều nơi tại Nga còn in đậm dấu ấn của Người qua các kỷ vật được lưu giữ trong bảo tàng, khắc ghi bằng Tượng đài, những tấm biển đánh dấu nơi Người từng làm việc, từng đặt chân đến…Nhân kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đến Petrograd, nay là St.Petersburg, mời quý vị và các bạn cùng cảm nhận tình cảm đặc biệt của người dân trên quê hương V.I.Lenin dành cho Bác, qua phóng sự của Anh Tú, PV Đài TNVN thường trú tại LB Nga.
Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Kỷ lục giải phóng mặt bằng và bài học tạo sự đồng thuận trong phát triển hạ tầng giao thông.- Chiến lược kinh tế “Bidenomic” của Tổng thống Mỹ đương nhiệm.- Người dân I-rắc phải đối mặt với biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường sống
Với thính giả nghe Đài TNVN, thường chỉ nhớ tới các phóng viên, BTV, phát thanh viên, mà ít khi biết tên tuổi và sự cống hiến thầm lặng của những cán bộ phía sau cánh sóng. Một trong số đó là những kĩ thuật viên làm nhiệm vụ tại các trạm phát sóng trên khắp cả nước. Hầu hết, đó đều là những địa điểm xa xôi, hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn, nhưng tất cả các cán bộ luôn ý thức nhiệm vụ chính trị khi được lãnh đạo Đài TNVN phân công, giao phó. Đó là đảm bảo giữ vững, thông suốt làn sóng quốc gia, chuyển tải thông tin của Đảng, Nhà nước, xã hội tới mọi người dân. Kỉ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, mời quý vị cùng phóng viên Hùng Cường đến thăm Trung tâm Phát sóng Quốc gia Chiêu Lầu Thi (tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) và gặp gỡ các cán bộ đang làm nhiệm vụ ở đây.
Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người dân chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần hiệu quả bảo vệ sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn. Nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển đổi theo mô hình này xen canh các loại cây ngắn hạn đem lại thu nhập ổn định.
Tiên phong đi đầu trong làm kinh tế, từ bỏ các hủ tục lạc hậu và đồng cảm sẻ chia với đồng bào quê mình, đảng viên Pờ Lò Hừ đã chiếm trọn niềm tin với dân bản. Để rồi giờ đây, đồng bào nghèo La Hủ nơi đại ngàn đầu nguồn sông Đà, thuộc xã biên giới Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) đã đẩy mạnh sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Việc điều chỉnh giá điện tăng 3% so với trước đang có những tác động nhất định đến hoạt động sản xuất và các lĩnh vực của đời sống; bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng, khô hạn, nguồn nước phục vụ cho các nhà máy thủy điện rất khó khăn. Trước thực tế đó, người dân, doanh nghiệp và các đơn vị đang áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm điện, giảm tối đa chi phí sản xuất, kinh doanh...
Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. Việc sử dụng biện pháp hành chính là một trong những công cụ quản lý khá quan trọng để đảm bảo rằng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Và cũng là cách để người dân cũng như nội bộ cơ quan hành chính giám sát cán bộ, công chức, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thực thi công vụ. Hiện, Dự thảo này đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều ý kiến đã cho rằng, bộ quy tắc đạo đức công vụ còn nhiều điều chưa có tính thực tiễn, còn hình thức. Vậy, làm thế nào để bộ quy tắc thực sự là công cụ quan trọng, chuẩn mực để hạn chế những bất cập của cán bộ, công chức, viên chức? Đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận về nội dung này.
Đang phát
Live