
Nhằm hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương trong thời gian thực hiện giãn cách ly phòng chống dịch Covid-19, chiều 12/4, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp với một số doanh nghiệp hoàn thành lắp đặt máy cấp phát gạo tự động và miễn phí cho người nghèo. Tin của PV Tuấn Long tại Tây Nguyên.
Đến thời điểm hiện tại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM đã tiếp nhận và phân phối gần 9 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố để hỗ trợ người bán vé số trên địa bàn. Tin của Thúy Mai, thường trú tại TPHCM.
Những ngày qua, chúng ta không khỏi xúc động trước những hành động “nhường cơm, sẻ áo” của cộng đồng dành cho những người yếu thế, những người chịu sự tác động của đại dịch Covid-19, vốn đã khó khăn lại càng khó khăn trăm bề. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có những hình ảnh, câu chuyện khiến chúng ta không khỏi buồn lòng. Những ngày qua, việc một số người đi xe ga, ăn mặc lịch sự vẫn ghé”xin” đồ ở điểm phát từ thiện khiến cộng đồng dư luận bất bình. Liệu họ có thực sự khó khăn, hay do thói tham lam ích kỷ mà nỡ “giành giật” những ân tình gửi trao qua những món quà ngày khốn khó?
- Gói hỗ trợ của Chính phủ tiếp sức người dân vượt khó.- Những tấm lòng hảo tâm chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong thời dịch bệnh.
An sinh xã hội là vấn đề cấp bách thời điểm này, khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Việc Ủy ban thường vụ Quốc hội có phiên họp bất thường ngày 8/4 cho ý kiến về đề xuất của Chính phủ về “gói” hỗ trợ an sinh, nhất trí với việc cần ban hành một số chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch đem lại hi vọng cho hàng triệu người đang trong cơn bĩ cực. Bình luận của biên tập viên Ngọc Diệu, qua sự thể hiện của phát thanh viên Hồng Huệ
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM nhanh chóng thực hiện hỗ trợ các đối tượng yếu thế phòng, chống dịch Covid-19. Tin của Duy Phương, phóng viên thường trú tại TPHCM:
- Làm sao sớm hiện thực hóa chủ trương hỗ trợ trực tiếp gia đình chính sách, người nghèo, người lao động bị mất việc làm và những người yếu thế khác trước ảnh hưởng đại dịch Covid-19?- Ngăn chặn những "chuyến tàu vét" trước đại hội.- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trước mọi diễn biến của dịch bệnh.- Giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý trong mùa dịch.- Xẩm Hà Thành góp tiếng hát chống dịch Covid-19 với “Tiêu diệt Corona".
"Trong 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội sẽ có 1 bộ phận người dân bị ảnh hưởng lớn về thu nhập, các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm, chăm lo đời sống cho người nghèo". Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 diễn ra sáng 3/4. Phóng viên Văn Hải phản ánh.
- Đến nay Việt Nam có 233 người mắc COVID-19.- Các cấp, các ngành cần đảm bảo số tiền Chính phủ hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 đến đúng địa chỉ, công khai và minh bạch.- Tiến sĩ Ngô Minh Vinh, Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, tư vấn về việc chọn và sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn để không gây hại da tay.
Trước ngày công bố dịch COVID-19 trên quy mô toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp bàn về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công, người lao động có hợp đồng lao động, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn phải dừng kinh doanh, người lao động tự do không có việc làm... “Không quên trợ giúp người yếu thế” là bình luận của Biên tập viên Thúy Ngà.
Đang phát
Live